Hướng Dẫn Anh Em Cách Điều Trị Cho Gà Chọi Bị Sưng Mặt

Nhiều anh em sư kê vẫn đang bị nhầm lẫn giữa 2 hiện tượng gà chọi bị sưng mặt và bị sưng mắt. Đây là 2 hiện tượng và 2 triệu chứng bệnh hoàn toàn khác nhau nhé các bạn. Gà chọi bị sưng mặt là biểu hiện của chứng bệnh phù đầu Coryza. Đây là một dạng bệnh về đường hô hấp nên có tốc độ lây nhiễm rất nhanh. Do đó, các anh em sư kê cần nắm rõ được nguyên nhân và cách điều trị để có thể để kịp thời xử lý không để bệnh lây lan rộng.

Nguyên nhân gà chọi bị sưng mặt

Có một loại vi khuẩn tên Haemophilus paragallinarum hay còn gọi là vi khuẩn Avibacterium Paragallinarum là ký sinh trên cơ thể gà và là nguyên nhân chính gây nên hiện tượng sưng mặt ở gà. Loại vi khuẩn này có khả năng tồn tại trong môi trường sống bình thường từ 2 đến 3 ngày trước khi xâm nhập vào cơ thể gà. Vì vậy để loại bỏ nguy cơ nhiễm bệnh ở gà, anh em cần lưu ý thường xuyên vệ sinh chuồng trại và môi trường sống xung quanh.

Loại vi khuẩn nói trên khi xâm nhập vào cơ thể gà chúng sống ký sinh trên đó và gây nên một loại bệnh có tên là Coryza. Bệnh này còn được biết đến là bệnh viêm xoang truyền nhiễm trên gà. Đừng nghĩ là con người mới bị viêm xoang, gà cũng rất dễ bị nếu không được phòng bệnh tốt. Hơn nữa tốc độ lây lan của bệnh này ở gà còn rất nhanh.

Như vậy hiện tượng sưng phù mặt không phải là một bệnh lý mà chỉ là biểu hiện của bệnh viêm xoang truyền nhiễm ở gà. Chứng bệnh này có thể xuất hiện ở nhiều độ tuổi khác nhau những phổ biến nhất là ở nhóm gà từ 4 tuần tuổi trở lên.

Thời gian ủ bệnh khá dài lên tới 10 ngày, sau đó mới xuất hiện những triệu chứng đầu tiên. Khi phát bệnh sẽ kéo dài từ 1 đến 2 tuần. Nếu không điều trị kịp thời bệnh sẽ lây lan nhanh ra cả đàn, rất khó để kiểm soát. Và tỷ lệ tử vong có thể lên tới 5 -10%. Đây được coi là một tỷ lệ khá cao so với một số căn bệnh truyền nhiễm khác ở gà.

Một số triệu chứng của gà bị bệnh Coryza

Anh em cần phải nắm rõ những biểu hiện của chứng bệnh Coryza ở gà. Nếu thấy những biểu hiện sau đây, cần có phương án điều trị kịp thời nhằm kiểm soát bệnh một cách tốt nhất.

  • Cơ bản nhất đó chính là hiện tượng sưng phù mặt và vùng đầu, chảy nhiều nước mũi. Nếu nặng hơn nước mũi có thể tích thành mủ trắng làm sưng phồng 2 cánh mũi của gà.
  • Kế đến là hiện tượng chảy nước mắt do gà bị viêm kết mạc, đồng thời 2 mí mắt cũng sưng to dính lại với nhau, làm gà rất khó khăn để mở mắt. Từ đó mắt cũng mờ đi và thị lực giảm.
  • Gà ủ rũ, đi lại chậm chạp, chán ăn, bỏ ăn, cơ thể suy nhược.
  • Khi thấy gà khó thở, thở rít, ho hen tức là bệnh đã chuyển nặng.
  • Nếu gà mái đang thời kỳ đẻ trứng mà bị nhiễm bệnh thì năng suất đẻ trứng sẽ giảm xuống 10 đến 40%. Và chất lượng trứng cũng bị ảnh hưởng.

Hướng dẫn cách điều trị bệnh

Chúng ta đều hiểu rằng, tất cả những bệnh do vi khuẩn gây ra đều cần đến kháng sinh mới có thể điều trị triệt để. Dù vẫn biết chăn nuôi thì nên hạn chế để tồn tại dư lượng thuốc kháng sinh ở trên cơ thể vật nuôi. Tuy nhiên, các biện pháp sử dụng dược liệu sẽ không cho kết quả nhanh và không có khả năng ngăn chặn những loại bệnh lây lan với tốc độ cao như Coryza một cách kịp thời. Do đó anh em nuôi gà nên tham khảo ý kiến của cán bộ thú y để dùng kháng sinh một cách hợp lý nhất.

  • Phương pháp thứ nhất: Có thể tiêm Norfloxilin cho gà trong khoảng 3 đến 5 ngày liên tục. Kết hợp cho gà uống Terra Colivit cũng trong 3 đến 5 ngày với tỷ lệ 2g/1 lít nước. Để giúp gà thải độc cơ thể, tăng sức đề kháng. Quá trình bị bệnh hệ tiêu hóa của gà trở nên yếu ớt, cùng với việc sử dụng kháng sinh dễ làm gà bị rối loạn tiêu hóa. Vì thế sau khi gà khỏi bệnh hãy cho gà uống bổ sung men vi sinh Navet Biozym trong vòng 1 tuần, giúp hỗ trợ gà bình phục nhanh, ăn uống hấp thụ tốt.
  • Phương pháp thứ 2: Buổi sáng cho gà uống Ceftri One kết hợp Alpha Trypsin WSP và Bromhexine trong 5 ngày liên tục. Đây là bộ 3 thuốc kháng sinh, tiêu viêm, giảm đau vô cùng hiệu quả. Buổi chiều cho gà uống Amino Phosphoric trong 7 ngày liên tục tăng cường thải độc cho cơ thể, giúp gà bình phục nhanh hơn.
  • Cả 2 phương pháp điều trị trên nếu muốn đạt được hiệu quả cao cần kết hợp nuôi nhốt riêng gà bị bệnh. Nếu nhốt chung sẽ lây lan rất nhanh, việc kiểm soát bệnh trở nên khó khăn và tốn kém.

Hướng dẫn phòng bệnh

Để giảm nguy cơ mắc bệnh Coryza ở gà, anh em nên làm tốt những công tác phòng bệnh sau:

  • Thường xuyên vệ sinh chuồng trại và khu vực xung quanh.
  • Sau mỗi một đợt dịch bệnh cần phải dọn dẹp và khử khuẩn toàn bộ nơi ở và các dụng cụ đựng đồ ăn, nước uống tránh bị tái nhiễm.
  • Cho gà ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, cần thiết thì phải bổ sung vitamin cho gà tăng sức đề kháng.
  • Bắt buộc phải tiêm đầy đủ vacxin phòng bệnh.

Hiện tượng gà bị sưng mặt là biểu hiện bệnh về đường hô hấp có khả năng lây lan nhanh. Nhưng cũng không phải là bệnh nguy hiểm, khó điều trị và kiểm soát. Anh em chỉ cần làm theo đúng những hướng dẫn về cách phòng và điều trị bệnh ở trên là có thể cho đàn gà của mình một sức khỏe tốt. Chúc anh em nuôi gà khỏe, đạt hiệu quả cao.

Rate this post

Leave a Reply