Gà Chọi Bị Sùi Bọt Mắt – Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị

Bệnh sùi bọt mắt là một bệnh rất hay gặp ở gà. Tuy không quá nguy hiểm nhưng nó sẽ có nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe đặc biệt là thị lực của gà. Mà với gà chọi thì thị lực đóng vai trò rất quan trọng. Vậy cách điều trị căn bệnh này như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin về nguyên nhân gây bệnh và cách chữa trị, để anh em có thêm kinh nghiệm chăm sóc tốt cho chiến kê của mình.

Bệnh sùi bọt mắt là bệnh gì?

Những chú gà bị bệnh sùi bọt mắt thường có các triệu chứng như chảy nước mắt, mắt gà bị sưng phù và có bọt, lúc đứng lên thì hay lắc đầu. Từ những triệu chứng đó kế phát sang, dẫn đến triệu chứng như khò khè, đờm…

Bệnh sùi bọt mắt không phải là một căn bệnh truyền nhiễm hay nguy hiểm đến mức gây chết gà, nhưng nó ảnh hưởng tới thị lực của gà. Bệnh này thường hay gặp ở gà và xảy ra phổ biến ở lứa gà trưởng thành. Nguyên do gây nên bệnh này chủ yếu là từ sự chủ quan trong việc chăm sóc gà chọi của các sư kê và một phần do yếu tố môi trường bên ngoài tác động.

Nguyên nhân gây bệnh

Như đã đề cập ở trên, nguyên nhân gây ra bệnh sùi bọt mắt ở gà là xuất phát từ sự chủ quan của người chăm nuôi và một phần tác động từ môi trường bên ngoài. Nội dung dưới đây sẽ phân tích cụ thể từng nguyên nhân để anh em hiểu rõ hơn về căn bệnh này.

Nguyên nhân chủ quan của người chăm nuôi

Chính sự chủ quan trong khâu vệ sinh chuồng trại, không gian sống làm sinh sôi vi khuẩn, giun, sán đã trực tiếp gây ra tình trạng sùi bọt mắt ở gà. Việc gà di chuyển, hoạt động sống trong môi trường ô nhiễm khiến cho các sinh vật có thể bám lên chân, cánh, sau đó vô tình nó trú ngụ được vào khóe mắt gà và làm ổ trong đó. Bên cạnh đó còn có yếu tố chủ quan là do anh em không tiêm phòng hay xổ giun sán định kỳ cho gà. Ở thể này thì tình trạng bệnh sẽ nặng hơn.

Nguyên nhân môi trường

Ngoài việc chuồng trại, môi trường sống của gà bị ô nhiễm gây ra tích tụ các loại vi khuẩn bám vào và ký sinh trên cơ thể gà thì còn có tác động của môi trường tự nhiên. Đó là khí độc, bụi bẩn, theo gió sẽ tình cờ dính vào mắt gà, hoặc vi khuẩn bám vào cánh, vào chân, vô tình gà dụi giãy mắt gây trầy xước khiến vi khuẩn xâm nhập gây đau mắt.

Có một điều mà anh em chơi gà đá cần lưu ý, đó là các dòng gà ngoại nhập như Mỹ Hatch, gà Mỹ Kelso, gà Cuban… rất nhạy cảm với môi trường sống của Việt Nam. Chúng rất khó thích ứng với môi trường nhiệt độ nên rất dễ bị nhiễm bệnh.

Cách điều trị bệnh sùi bọt mắt ở gà

Căn bệnh này không phải là bệnh lây nhiễm nên cách điều trị cũng không quá khó khăn và tốn kém nhiều, anh em chỉ cần cho uống thuốc và vệ sinh vùng mắt cho gà thì sẽ nhanh khỏi bệnh. Anh em có thể tham khảo một số loại thuốc như sau:

  • Thuốc uống: Có thể dùng 1 trong hai loại thuốc của người như Klamentin hoặc Alphachymotrypsin. Liều dùng là mỗi ngày 1 viên, nên giã nhuyễn trộn cùng thức ăn hoặc pha với ít nước và bơm trực tiếp vào cổ gà.
  • Thuốc nhỏ: Dùng Bio Gentadrop nhỏ 1 – 2 giọt/lần, ngày 4 đến 5 lần hoặc sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh và lau mắt cho gà.
  • Thuốc tẩy giun: Sử dụng thuốc Bio Levaxantel hoặc Levamisol, dùng 1 lần duy nhất theo liều lượng in trên vỏ thuốc hoặc hướng dẫn của các chuyên gia chăn nuôi.

Qua tìm hiểu có thể thấy rằng gà bị sùi bọt mắt là một căn bệnh thường gặp, nó không quá nguy hiểm như bệnh dịch truyền nhiễm, lây lan nên cách điều trị cũng không hề khó. Điều trị càng sớm thì hiệu quả càng nhanh. Vừa đỡ tốn kém mà lại không khiến mắt gà bị tổn thương nghiêm trọng. Vì thế, muốn gà khỏe mạnh cần phải có sự quan sát, theo dõi thường xuyên để đảm bảo gà luôn được phát triển trong một môi trường tốt nhất.

Một số cách phòng bệnh sùi bọt mắt

Để ngăn ngừa bệnh sùi bọt mắt ở gà, anh em có thể tham khảo một số cách phòng bệnh như sau:

  • Sử dụng vôi bột hoặc thuốc khử trùng, tiêu độc chuồng trại khu vực nuôi gà theo định kỳ. Nên giữ nơi chăn nuôi khô thoáng.
  • Chuồng nuôi có mật độ vừa phải, đảm bảo nhiệt độ chuồng thoáng mát về ngày, ấm áp vào ban đêm.
  • Có chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung đầy đủ các chất cho gà như vitamin A, C, điện giải Bcomplex để gà có đủ sức khỏe, đề kháng tốt, từ đó tránh được dịch bệnh.
  • Cần tiêm vacxin phòng bệnh, tẩy giun sán cho gà theo định kỳ. Nên theo dõi thường xuyên các hoạt động và hành vi của gà để có thể phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.

Bài viết trên đã tổng hợp những thông tin liên quan đến căn bệnh sùi bọt mắt ở gà. Hy vọng với những kiến thức chúng tôi cung cấp anh em đã có thêm kinh nghiệm để chăm sóc gà cưng của mình được tốt hơn để gà không bị nhiễm bệnh. Hoặc giả sử gà có bị nhiễm bệnh thì anh em cũng biết cách chữa trị kịp thời. Chúc anh em có những chiến kê khỏe mạnh!

Rate this post

Leave a Reply