Kinh Nghiệm Trị Cho Gà Không Đánh Nhau Cực Chuẩn

Gà chiến mà nuôi nhốt chúng thì kiểu gì cũng đánh nhau “sứt đầu, mẻ trán”. Anh em chơi gà mà không tìm ngay cách để trị cho gà không đánh nhau thì dễ hỏng gà như chơi. Goal123 nhận thấy nhiều sư kê đang loay hoay nhưng vẫn chưa tìm ra phương án ứng phó tốt nhất. Vì vậy bài viết này chúng tôi sẽ chỉ cho anh em kinh nghiệm trị cho gà không đánh nhau cực chuẩn. Mời anh em cùng theo dõi.

Nguyên nhân gà chọi hay đánh nhau

Gà chọi nuôi nhốt chung thì việc chúng đánh mổ lẫn nhau là chuyện bình thường. Vì bản tính chúng vốn thích gây hấn, hung hăng. Nhưng nếu tình trạng đánh nhau xảy ra nhiều, thường xuyên và có mức độ sát thương cao thì cần phải tìm hiểu rõ nguyên nhân:

  • Mấy anh trống choai đang trong giai đoạn thể hiện mình nên gặp ai cũng có thể “cà khịa” đánh nhau.
  • Gà tranh giành nhau lãnh thổ, càng nuôi nhốt ở những nơi chật hẹp thì tình trạng này xảy ra càng phổ biến.
  • Chiến kê nào mà thuộc hàng “lính mới” ra nhập cũng dễ bị những anh “lính cũ” gây sự, bắt nạt.
  • Một đàn gà má có quá nhiều trống cũng dễ đánh nhau, tranh mồi, tranh lãnh thổ và cả tranh gà mái nữa. 
  • Bản tính hung hăng sẵn có trong người, lâu lâu không được đi đá. Hoặc khi luyện tập không tìm được gà phu xứng tầm, gà chọi sẽ đi tìm những con gà khác để gây sự cho đỡ “nhớ nghề”.
Gà chọi nuôi nhốt chung sẽ không tránh được tình trạng đánh nhau

Cách trị cho gà không đánh nhau cực chuẩn

Là chủ nhân của đàn gà mà thấy chúng cắn mổ nhau, đánh nhau nhiều cũng thật đau đầu. Hãy thử áp dụng những mẹo nhỏ sau xem có thể khắc phục được tình trạng này không nhé. 

Nguyên tắc giữ khoảng cách

Nên giữ khoảng cách giữa gà mới mua về với những con gà cũng. Có thể cho chúng tiếp xúc, làm quen từ từ. Ban đầu phải nuôi nhốt riêng, lúc mới làm quen phải có sự giám sát của chủ kê. Khi nào quen hẳn mới cho nhập đàn.

Nếu gà đánh nhau thì không cho chúng ăn

Gà đến thời kỳ trưởng thành phải được nuôi nhốt riêng để hạn chế đánh nhau. Những con gà quá hiếu chiến, hay gây hấn thì phải bị phạt. Có thể áp dụng cách chỉ cho chúng uống nước hoặc cho ăn ít để đói trong 1 đến 2 ngày cho chúng biết sợ. 

Kiểm tra về dinh dưỡng của bữa ăn

Gà ăn uống đầy đủ cũng sẽ ít khi cắn mổ lẫn nhau hơn. Nếu con gà thường xuyên rỉa lông cánh, chân, đùi của con gà khác thì nhiều khi là do chúng bị thiếu chất xơ. Hoặc chúng bị cho ăn quá ít, không đủ chất cũng sẽ đánh nhau để tranh mồi. 

Giảm bớt lượng gà trống

Không nên cho quá nhiều gà trống trong một đàn gà. Nguyên chuyện tranh mái, tranh địa vị thôi cũng đủ để chúng đánh nhau sứt đầu mẻ trán. Chưa nói đến việc mấy con gà dư năng lượng, không được đi thi đấu cũng có khi lôi nhay ra tỉ thí. Làm chủ kê trong những trường hợp này cũng thấy thật là đau đầu, mệt mỏi.

Cần nuôi gà ở chuồng riêng

Tạo cho gà những khoảng không rộng rãi 

Việc phân chia lãnh thổ cùng với việc hạn chế bớt sự hung hãn của gà trống phải do các chủ kê thực hiện một cách quy củ:

  • Trước tiên phải kiểm soát số lượng gà trống mái với tỷ lệ 1 trống 10 mái là hợp lý nhất.
  • Khoanh vùng riêng với mỗi số lượng gà nhất định ra được chia vào từng khu riêng.
  • Khi đã phân chia lãnh thổ thì phải để máng ăn máng uống riêng để chúng không xâm nhập lãnh thổ của nhau mà giành ăn.
  • Một số anh em còn lắp thêm 1 chiếc thang trong chuồng có nhiều gà trống. Để tạo điều kiện cho những con gà không đánh lại được những con khác, yếu thế hơn một chút có thể leo lên đó để lánh nạn.
  • Điều kiện chuồng trại phải đảm bảo đầy đủ về ánh sáng, nhiệt độ thích hợp, đầy đủ trang thiết bị cần thiết. Vào thời tiết nóng nên lắp thêm máy quạt gió. Giữ nhiệt độ và độ ẩm trong chuồng nuôi luôn ổn định. Hạn chế nhiệt độ quá cao bằng cách trồng thêm các loại cây xanh. Trong chuồng gà nên lót thêm lớp độn chuồng. Cung cấp đầy đủ thức ăn, nước uống cho gà. Gà được sống trong môi trường đầy đủ sẽ không sinh ra cảm giác khó chịu, gây sự lẫn nhau. 

Hướng dẫn xử lý vết thương cho gà sau đánh nhau

Gà đánh nhau có thể gây nên những vết thương ngoài da. Có thể nhiều anh em không biết quá trình trị thương cho gà cũng là cách để hạn chế gà đánh nhau.

  • Vết thương trầy xước, chảy máu phải được làm vệ sinh sạch sẽ, bôi thuốc sát trùng. 
  • Sau đó thuốc Xanh Metylen trộn lẫn với thuốc Cloxit (thuốc siêu đắng chuyên trị bệnh về đường ruột cho người).
  • Nghiền nát Cloxit hòa cùng Xanh Metylen rồi thoa lên chỗ vết thương một lớp mỏng. Có thể thoa thêm cả ở những chỗ không bị thương nhưng hay bị con gà khác nhăm mổ như phần đầu, cánh, lưng.
  • Màu xanh của thuốc sẽ làm chi những con gà khác sợ hãi không dám lại gần. Con nào mà liều lĩnh vẫn cắn mổ sẽ bị cái đắng của Cloxit làm cho sợ lần sau chừa không dám mổ tiếp. 

Như vậy dùng hỗn hợp thuốc ở trên không chỉ giúp gà nhanh lành vết thương mà còn hạn chế được tình trạng gà cắn mổ lẫn nhau. Một công đôi việc rất tiện lợi. 

Có thể dùng thuốc để hạn chế gà mổ lẫn nhau

Anh em nào đang gặp phải tình trạng gà đánh mổ lẫn nhau mà chưa biết cách trị thì hãy áp dụng ngay những biện pháp được Goal123v đưa ra ở phần trên nhé. Hoặc nếu anh em có cách trị cho gà không đánh nhau nào hiệu quả hơn thì hãy cùng chia sẻ để mọi người được biết nhé. Cảm ơn đã theo dõi bài viết, xin chào và hẹn gặp lại.

Rate this post

Leave a Reply