Nên Cho Gà Chọi Mấy Tháng Thì Lên Chuồng?

Lên chuồng là một thời điểm quan trọng, có tính bước ngoặt trong quá trình sinh trưởng và phát triển của một chiến kê. Tuy nhiên việc này không phải được thực hiện một cách tự do ngẫu hứng mà phải có một thời điểm nhất định. Vì vậy nhiều người sẽ có chung một thắc mắc: “Nên cho gà chọi mấy tháng thì lên chuồng”. Chúng ta hãy cùng hay đi tìm lời giải đáp trong bài viết dưới đây nhé.

Sự khác biệt của gà chọi so với các loại gà khác

Với bản tính trời sinh rất hung hăng và hiếu chiến vì vậy gà chọi chính là loại gà sinh ra là để chiến đấu. Do đó mọi khâu chăm sóc, nuôi dưỡng sẽ có nhiều điểm khác biệt để chúng có một nền tảng thể lực tốt, phát huy được hết khả năng vốn có.

Tính hiếu thắng của chúng sẽ được hình thành theo thời gian. Nếu như lúc nhỏ chúng có thể sống hòa thuận theo đàn, cùng sinh hoạt, cùng kiếm ăn và vận động. Thì đến một thời điểm nhất định bản tính hung hăng vốn có của chúng sẽ bắt đầu xuất hiện. Chúng sẽ gây hấn, đạp, mổ lẫn nhau. Mới đầu tình trạng này xảy ra ít nhưng càng về sau chúng sẽ đánh nhau càng nhiều và không có dấu hiệu dừng lại. Dẫn đến tình trạng trầy da, rụng lông, gãy cánh…Vì vậy, người nuôi gà đá bắt buộc phải cho chúng tách đàn, nuôi nhốt riêng. Và đây chính là thời điểm được gọi là “cho gà lên chuồng”.

Lợi ích của việc cho gà chọi lên chuồng

Việc cho gà lên chuồng sẽ có một số khó khăn với những trang trại có số lượng gà lớn, cần phải nhiều chuồng nuôi nhốt riêng. Sẽ tốn một khoản chi phí lớn và cần có quỹ đất rộng rãi. Tuy việc nuôi nhốt riêng không phải dễ dàng nhưng hầu hết người nuôi gà đá đều cố gắng thực hiện bởi lợi ích của việc này là rất lớn.

Để hạn chế đánh nhau

Trong một đàn gà chọi sẽ xuất hiện sự phân cấp rõ ràng. Con khỏe hơn bắt nạt con yếu hơn, gà già, gà trưởng thành bắt nạt gà con. Đặc biệt với đối tượng là gà tơ, chúng cực kỳ hung hăng và hiếu chiến nên có thể gây hấn với nhau bất cứ lúc nào. Nếu không tách đàn kịp thời chúng sẽ làm cho nhau tương tàn. Dẫn đến hỏng gà, mất gà và sẽ gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi.

Bảo toàn bản năng vốn có của gà chọi

Nếu gà chọi nhốt chung với gà thường lâu dần sẽ bị thuần hóa mất đi bản năng vốn có. Sẽ rất khó để biến chúng trở thành một chiến binh chuyên nghiệp. Còn với gà chọi con nhốt cùng gà trưởng thành, bị bắt nạt nhiều chúng sẽ dần trở nên nhút nhát, sợ sệt. Vì vậy việc cho gà lên chuồng sẽ giúp bảo toàn bản năng vốn có của gà chọi. 

Thuận lợi cho việc chăm sóc riêng cho từng con gà

Gà được nhốt riêng sẽ thuận lợi hơn cho người chăn nuôi trong việc áp dụng chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt và luyện tập riêng cho từng con. Có thể quản lý tốt về giờ giấc, phát hiện kịp thời những thay đổi dù là nhỏ nhất với từng con gà. Để có sự thay đổi kịp thời trong mọi công đoạn chăm sóc. Điều này sẽ không thể thực hiện được nếu gà được nhốt chung.

Hạn chế lây lan dịch bệnh

Việc nuôi nhốt chung nhiều giống gà với nhiều cấp độ tuổi khác nhau sẽ rất dễ phát sinh dịch bệnh. Khi 1 con gà bị bệnh sẽ lây cho cả đàn, gây thiệt hại to lớn về kinh tế. Nhốt riêng làm giảm khả năng lây lan cũng như thuận lợi hơn trong việc trị bệnh cho gà.

Nên cho gà mấy tháng thì lên chuồng là thích hợp?

Cho gà lên chuồng mang lại rất nhiều lợi ích cho người chăn nuôi và các chiến kê tương lai. Nhưng không phải thời điểm nào cũng có thể cho gà lên chuồng. Nên để cho gà phát triển đầy đủ, có độ cứng cáp mới tách đàn. Thông thường khi gà được 6 tháng tuổi trở nên mới bắt đầu cho nuôi nhốt riêng. Nhưng có một số gà chậm lớn thì có thể muộn hơn. Còn có những con gà bản tính hung hăng trỗi dậy sớm thì có thể cho lên chuồng từ lúc 5 tháng tuổi.

Trước đó người nuôi cần chuẩn bị tốt về mặt chuồng trại, để đảm bảo cho gà có một môi trường sống tốt nhất sau khi tách đàn.

Hướng dẫn chăm sóc gà chọi mới lên chuồng

Gà mới lên chuồng sẽ có nhiều thay đổi vào thời kỳ đầu. Nên người nuôi gà cần lưu ý và có chế độ chăm sóc phù hợp.

  1. Cần tiến hành tẩy giun cho gà chọi ngay khi được lên chuồng. Làm điều này sẽ giúp đảm bảo sức khỏe cho gà, giúp gà hấp thụ dinh dưỡng được tốt hơn.
  2. Trong vài ba ngày đầu sẽ có 1 số con chán ăn, bỏ ăn. Sau khi gà đã quen cần cho gà ăn uống đúng giờ. Ngày 2 bữa vào một khung giờ nhất định, sẽ giúp gà tiêu hóa tốt hơn. Thời điểm cho ăn tốt nhất là 7 giờ sáng và 5 giờ chiều.
  3. Thời gian cho gà ăn là từ 10-15 phút. Cho thức ăn vào cho gà sau 10 đến 15 phút thì lấy đi. Nhiều lần như thế gà sẽ quen với thời lượng mà chúng được ăn. Cho gà mổ thức ăn lâu sẽ ảnh hưởng đến khả năng cắn, mổ của gà chọi. Đồng thời việc cho gà ăn lâu, ăn nhiều sẽ làm gà tăng cân mất kiểm soát.
  4. Ngoài 2 bữa chính có thể bổ sung thêm bữa phụ cho gà. Nếu bữa chính là tinh bột, ngô, gạo thì bữa phụ có thể cho gà ăn thêm đồ ăn sống và bổ sung rau xanh. Đồ ăn sống cho gà có thể là: Giun, sâu, thịt… Còn về phần rau xanh có thể cho gà ăn thoải mái vì không làm gà béo đồng thời lại rất tốt cho tiêu hóa của gà.

Cho gà lên chuồng là việc làm cần thiết trong quá trình nuôi dưỡng gà đá. Nhằm bảo toàn thể lực cũng như cho gà có được sự phát triển tốt nhất. Hy vọng với những gì chúng tôi cung cấp ở phần trên sẽ giúp anh em xác định được thời điểm tốt nhất cho gà của mình lên chuông và biết cách chăm sóc sao cho hợp lý.

Rate this post

Leave a Reply