Khi xây dựng chuồng gà chọi anh em sẽ cần tìm hiểu về kích thước chuồng gà tiêu chuẩn là bao nhiêu dựa vào đó để có phương án xây dựng cho hợp lý. Có các yếu tố ảnh hưởng đến kích thước chuồng gà chọi. Theo đó kích thước tiêu chuẩn chỉ mang tính chất tham khảo. Kích thước thực tế sẽ có sự thay đổi dựa vào các yếu tố này. Nếu muốn tìm hiểu chi tiết hơn về kích thước chuồng gà chọi, mời anh em tham khảo trong bài viết dưới đây.
TÓM TẮT
Kích thước tiêu chuẩn của chuồng dành cho gà chọi
Không có quy định cụ thể về kích thước chuẩn của chuồng dành cho gà chọi. Chỉ có một khoảng kích thước nhất định thường được áp dụng. Tùy vào điều kiện của từng hộ chăn nuôi sẽ xây chuồng theo kích cỡ phù hợp. Chuồng gà sẽ có kích thước dao động từ 1 đến 4m2. Nếu là chuồng nuôi gà chọi, nuôi nhốt riêng thì chỉ cần xây nhỏ. Xây tô mà số lượng gà nuôi nhiều thì khó có trang trại nào có đủ diện tích để thi công. Hơn nữa to quá cũng không cần thiết với gà chọi.
Còn chuồng nuôi gà ta, gà con có thể xây lớn hơn một chút từ 2 đến 4m2. Diện tích này có thể sử dụng để chăn nhiều gà cùng một lúc, không phải là chuồng nuôi nhốt riêng.
Các yếu tố ảnh hưởng đến kích thước chuồng gà chọi
Ngay từ khi lên kế hoạch xây chuồng cho gà chọi, anh em cũng đã phải tìm hiểu về các yếu tố ảnh hưởng đến kích thước của chuồng gà để lên thiết kế cho hợp lý.
Diện tích nuôi nhốt
Nếu có trong tay một quỹ đất lớn thì anh em không phải đắn đo nhiều trong việc xác định diện tích và thiết kế chuồng. Có thể xây rộng rãi một chút để gà có không gian sinh hoạt, thoải mái vận động. Tuy nhiên cũng chỉ nên xây từ 2 đến 4m, Không cần thiết rộng hơn lại còn làm mất thẩm mỹ.
Trường hợp hộ chăn nuôi có quỹ đất hạn hẹp thì chỉ cần xây chuồng từ 1 đến 2m2. Sau đó có thể xây thành chuồng nhiều tầng để tăng diện tích sử dụng. Hiện nay các trang trại nuôi gà chọi hầu hết đều làm chuồng tầng. Vì số lượng gà lớn, gà chọi lại không thể nuôi nhốt chung theo đàn như gà ta. Mỗi con gà cần có một chuồng riêng nên nếu xây chuồng to, một tầng thì sẽ không có đủ chỗ.
Số lượng gà nuôi
Trang trại nuôi gà to thường sẽ làm chuồng to hơn để có thế nhốt cùng lúc số lượng gà lớn. Còn trại gà chọi thì vẫn trung thành với kích cỡ chuồng nhỏ, đủ để 1 con gà ở. Hiện nay mô hình xây chuồng gà chọi to theo kiểu nước ngoài cũng được áp dụng khá phổ biến. Tức là sẽ xây chuồng cỡ lớn để nuôi nhốt chung nhiều gà. Để tránh tình trạng gà đánh nhau, mỗi con gà sẽ phải bị xích chân để chỉ hoạt động trong một phạm vi nhất định. Trong trường hợp gà cần nghỉ ngơi riêng sẽ tận dụng chuồng di động kiểu như túp lều hay thùng phuy để lấy chỗ nghỉ ngơi, thư giãn vào buổi đêm.
Vật liệu làm chuồng
Nếu làm chuồng gà là loại lắp ghép như bằng inox hoặc sắt V lỗ thì sẽ có kích thước cố định. Những loại kích thước như 80×80 cm hoặc 1x1m là phổ biến nhất. Việc của chúng ta chỉ là mua về mà lắp thôi. Tuy nhiên với các vật liệu tự nhiên như tre, nứa, gạch… có thể tùy ý điều chỉnh theo ý của gia chủ.
Độ tuổi của gà
Với gà con thì chúng ta có thể nuôi càng chuồng nhỏ, chuồng lắp ghép cũng thoải mái. Nhưng với gà trưởng thành nhất là gà trống thì chắc chắn phải là 1 con/chuồng. Nếu không thì chúng sẽ đánh nhau và ảnh hưởng rất nhiều tới quá trình sinh trưởng. Còn với gà mái thì chúng ta có thể nhốt chung với nhau không vấn đề từ bé tới lớn.
Với những con gà đang trong thời kỳ thay lông cần phải có diện tích chuồng gà chọi lớn để không ảnh hưởng quá nhiều tới lông lá của gà. Khi gà đang thay lông thì chúng sẽ bị hạn chế gãy, gập hoặc hỏng lông khi chuồng quá chật. Vì thế hãy chú ý tới vấn đề này khi làm chuồng cho chiến kê của mình.
Nên xây chuồng gà kích thước như thế nào là hợp lý nhất?
Sau khi đã nắm được các tiêu chí ảnh hưởng đến kích thước chuồng, anh em có thể xác định được diện tích sẽ xây chuồng là bao nhiêu. Chọn hướng, tính thiết kế và dự trù kinh phí. Nói chung là tự anh em quyết định vấn đề này, thích kiểu nào thì triển khai kiểu đấy. Nhưng không nên xây quá to, thừa thãi, tốn kém mà cũng chẳng dùng đến hết. Thả gà vào chuồng to quá gà thì thích mà người chăm thì mệt. Mỗi lần cần bắt gà, lùa gà cũng hết hơi. Công tác dọn dẹp chuồng to lúc nào chẳng mất thời gian hơn chuồng bé. Cho nên chuồng cứ từ 1 đến 3m là ổn. Lên thiết kế cho những chuồng có diện tích nhỏ lúc nào cũng dễ hơn. Chuồng to xây thế nào nhìn cũng sẽ bị thô, nhìn không bắt mắt.
Anh em cũng lưu ý đừng xây nhỏ quá, dù đất có chật chội. Thay vì xây chuồng nhỏ anh em cứ xây kích cỡ trung bình rồi thiết kế lên 2, 3 tầng, vẫn thoải mái chỗ cho số lượng gà lớn.
Xây chuồng cho gà không giống như việc làm nhà của chúng ta, nguyên liệu anh em hoàn toàn có thể tận dụng. Thiếu đâu thì mua thêm sau, vừa đỡ lãng phí nguyên liệu vừa đỡ phải tốn nhiều tiền. Tiền tiết kiệm được anh em dùng để mua đồ những đồ dùng thiết yếu khác, đồ ăn bổ sung dinh dưỡng cho gà.
Anh em có thể lên mạng tham khảo thêm các mẫu chuồng gà đẹp, hiện đại đang được yêu thích hiện nay để áp dụng xây dựng cho trang trại của mình. Đồng thời vận dụng những kiến thức Goal123v đưa ra ở phần trên để xây dựng được hệ thống chuồng tốt nhất, tiết kiệm chi phí. Tạo cho các chiến kê một môi trường sống lý tưởng.