Gà có tai không? Là một câu hỏi nghe có phần hơi kỳ lạ nhưng lại là thắc mắc chung của rất nhiều người. Đặc biệt với những ai ít khi tiếp xúc với loại động vật này thì thật khó có thể trả lời được. Vậy tại sao trong bài viết này các bạn lại không cùng chúng tôi khám phá sự thật về đôi tai của gà? Đồng thời chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem khả năng nghe của gà như thế nào nhé.
TÓM TẮT
Theo bạn gà có tai hay không?
Tất nhiên là gà có tai nhé. Tuy nhiên tai gà không giống như tai người hay những loại động vật khác có phần bát tai rõ ra ngoài. Tai gà chỉ là một lỗ nhỏ. Nên nếu như không phải là người thường xuyên tiếp xúc, chăm bẵm gà thì chắc chắn sẽ không biết được. Nhiều người vẫn nghĩ gà không có tai cũng là chuyện bình thường.
Tai gà nằm ở 2 bên đầu gà, phía trên má một đoạn ngắn. Kích thước phần lỗ tai khá nhỏ chỉ từ 0,5 đến 0,8cm. Kích thước to nhỏ tùy vào từng loại gà. Vì gà không có bát tai chỉ có lỗ tai nên xung quanh phần lỗ tai này có một lớp lông để ngăn bụi bẩn hay dị vật bay vào tai.
Nhiều người còn hoài nghi về khả năng nghe của gà với một cái tai đặc biệt như vậy. Thực tế thì gà vẫn có thính giác bình thường, vẫn có khả năng cảm nhận âm thanh.
Khả năng nghe của gà như thế nào?
Hệ thần kinh của gà vẫn phát triển tốt kết nối với phần lỗ tai trong để gà có thể cảm nhận và ghi nhớ âm thanh. Không chỉ nghe được bình thường mà gà còn có thể phản ứng lại với những âm thanh ấy. Tuy nhiên thính giác của gà sẽ không thể phát triển như con người hay những động vật bậc cao khác. Chúng chỉ có thể nghe được âm thanh trong một dải tần số nhất định. Nhưng do tập quán sinh hoạt của gà không như chó hay mèo nên khả năng nghe có hạn cũng không phải là một trở ngại lớn.
Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, gà có thể giao tiếp với nhau bằng một hệ thống âm thanh riêng biệt. Chúng nghe và hiểu những tín hiệu âm thanh mà đồng loại phát ra. Sau đó não bộ cũng sẽ xử lý và đưa ra những phản ứng kịp thời. Cả khả năng cảm nhận, ghi nhớ và phản ứng của gà với âm thanh đều nằm trong một khoảng giới hạn. Với cấu tạo của phân tai đặc biệt như vậy chúng ta cũng không thể đòi hỏi cao hơn về thính giác của gà.
Vai trò của tai đối với sự phát triển của gà
Không chỉ gà mà bất cứ động vật nào cũng dùng tai để cảm nhận âm thanh. Việc nghe được sẽ tác động rất lớn đến quá trình sinh trưởng và phát triển về sau. Như con người, không nghe được thì sẽ không nói được. Gà cũng vậy, nếu chúng không nghe được thì sẽ không có chuyện cất được tiếng gáy. Đó chính là quy luật. Hãy cùng xem thính giác tác động những gì đến quá trình sinh trưởng của gà.
Thính giác tác động đến quá trình sinh trưởng và phát triển
Chúng ta hãy thử tưởng tượng gà không nghe được đồng nghĩa với việc chúng không gáy được. Mà nếu gà trống không gáy thì chuyện gì sẽ xảy ra. Gà trống gáy là thời điểm chúng dậy thì, khi đó chúng gáy để gọi con mái. Chúng không dụ được mái, sẽ không có hoạt động đạp mái, và như thế vấn đề duy trì nòi giống sẽ không xảy ra.
Gà mái không nghe thì sẽ không cục tác được, không giao tiếp được với gà trống và gà con, cuộc sống không thể tiếp diễn.
Nhưng đó chỉ là giả thuyết, còn thực thế là gà vẫn nghe tốt, vẫn phát ra âm thanh. Như vậy chúng ta mới có quần thể gà phát triển mạnh mẽ như ngày nay.
Khả năng duy trì nòi giống
Như đã nói ở phần trên, gà không nghe được sẽ tác động đến cả quá trình duy trì nòi giống. Không nghe được, không cảm nhận được âm thanh thì làm sao có thể đến được với nhau. Gà không như con người nếu không nghe không nói con người còn có nhiều giác quan khác hoạt động tốt. Mặc dù có đôi chút khó khăn nhưng không làm khả năng sinh sản bị ảnh hưởng lớn.
Nhưng với gà thì gần như chúng sẽ không thể giao phối nếu như không nghe được. Không đạp mái, không đẻ trứng, nòi giống sẽ không được duy trì.
Khả năng kiếm ăn chịu ảnh hưởng bởi thính giác
Gà kiếm ăn không chỉ bằng mắt, bằng mỏ và các khả năng vận động. Chúng cũng cần phải có thính giác. Một đôi tai nhạy bén sẽ giúp chúng tìm được nguồn thức ăn chất lượng hơn. Khi chủ cho ăn chỉ cần gọi là chúng sẽ chạy nhanh tới. Tất nhiên miếng ngon sẽ dành cho con gà nào nhanh tai nhanh mắt nhất.
Gà cùng đàn khi kiếm được mồi ngon cũng sẽ biết cách gọi nhau. Chúng giao tiếp bằng âm thanh để trao đổi thông tin và phát tín hiệu cho nhau.
Lắng nghe để lường trước nguy hiểm
Đây là một loại phản xạ có điều kiện của động vật. Khi tai nghe và cảm nhận được sự biến đổi xung quanh chúng sẽ lập tức bật chế độ cảnh giác để tránh xa nguy hiểm. Thính giác càng phát triển thì càng nghe được âm thanh từ xa hơn. Và như thế thì khả năng phòng tránh sẽ tốt hơn.
Gà là một loại động vật có bản tính nhút nhát. Chúng sợ người và sợ tất cả những loài động vật to lớn khác. Việc nghe được sẽ giúp chúng tránh xa những mối nguy hại. Vì thế chúng ta thường thấy chỉ với một âm thanh bất ngờ cũng có thể khiến cho cả một đàn gà hoảng sợ bỏ chạy toán loạn, mồm thì liên tục kêu to.
Vì sao lại cắt tích tai cho gà?
Nhiều người không hiểu hết cắt tích tai là gì và nghĩ đây là cắt tai của gà. Thực ra tích tai là là một bộ phần thừa, không có nhiều tác dụng. Thậm chí còn gây vướng víu cho gà trong quá trình tập luyện và thi đấu.
Những con gà có tích tai phát triển bình thường thì không cần thiết phải cắt. Nhưng con gà nào tích tai quá lớn, thì cần phải cắt. Nếu không khi thi đấu, đối thủ quắp được vào tích tai thừa ra sẽ làm gà bị đau, mất nhiều máu. Cắt tích tai hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến khả năng nghe của gà. Anh em nếu muốn tìm hiểu chi tiết về vấn đề này có thể tìm đọc bài viết trước đây của chúng tôi về hướng dẫn cách cắt tích tai cho gà.
Với gà trống ra thi đấu thì mới cần sửa tích tai. Tạo hình cho bộ lông và nhiều thủ thuật khác. Còn với gà mái thì không cần thiết. Cả về lông hay tích tai và các bộ phận khác đều có thể giữ nguyên.
Như vậy bài viết trên đã cho anh em biết thêm một kiến thức rất thú vị về loài gà. Sau đây anh em có thể tự tin trả lời nếu ai đó có hỏi: “Gà có tai không?”. Không những trả lời được mà còn có thể phân tích cụ thể về khả năng nghe của gà cho mọi người cùng biết. Hy vọng những thông tin chúng tôi đưa ra thật sự hữu ích với các bạn.
Nếu muốn khám phá nhiều hơn nữa những thông tin hấp dẫn, thú vị về thế giới gà đá. Hãy tiếp tục theo dõi và tương tác với Goal123v. Cảm ơn các sự đồng hành của tất cả các bạn.