Gà bị rắn cắn có ăn được không? Không phải là câu hỏi của một vài người mà có rất nhiều người cùng có chung thắc mắc này. Ai cũng hiểu rắn cắn là gà sẽ chết vì nọc độc của rắn rất nguy hiểm. Nhưng nếu nọc độc chỉ có trong máu và cắt tiết gà rồi thì có ăn được thịt gà không? Nếu chỉ trả lời có hoặc không thì rất đơn giản. Nhưng điều mà Goal123 muốn là để cho các bạn hiểu sâu hơn về tình huống gà bị rắn cắn và mức độ nguy hiểm của nó. Chi tiết mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây.
TÓM TẮT
Gà bị rắn cắn có những biểu hiện gì?
Rắn gồm có 2 loại là rắn độc và rắn không độc. Rắn không có độc thường có kích thước nhỏ, khi cắn chỉ gây ngứa tại vùng cắn còn không ảnh hưởng gì đến sức khỏe và tính mạng của gà. Rắn có độc thì kích thước lớn hơn, chúng thường tấn công gà và gây nên tử vong 100%
Có một điều đáng nói là rắn không độc thường ít khí tấn công gà, thậm chí còn bị gà tấn công lại do chúng có kích thước nhỏ. Khi gà bị rắn độc cắn sẽ có những dấu hiệu sau:
- Gà bị tím tái, co giật. Nếu kiểm tra trên người có vết cắn thì chắc chắn đã bị nọc độc của rắn làm cho tử vong. Nếu không có vết cắn thì khả năng là bị dính bả chuột.
- Gà chết mất xác, là do gà nhỏ, rắn cắn chết gà xong sẽ ăn thịt luôn.
- Hiện tượng mất gà hàng loạt ngoại trừ khả năng bị trộm thì có thể là do bị rắn tấn công. Gà bị trộm sẽ không có nhiều dấu vết, nhưng gà bị rắn thịt sẽ có vương vãi máu, lông trên nền đất.
- Chủ trại gà lưu ý cứ từ 5 đến 7 ngày lại mất 1 con gà thì chắc chắn gà bị rắn cắn. Đó chính là thời lượng để một con rắn tiêu hóa hết một con gà. Thời gian có thể tăng hoặc giảm tùy vào rắn to hay nhỏ, gà lớn hay bé. Rắn to mà gà bé thì vài 3 ngày sẽ lại mất một con gà.
Biện pháp xử lý ngay khi gà bị rắn cắn
Có nhiều trường hợp gà bị rắn cắn không chết ngay vì nọc độc ngấm dần. Ngay sau khi phát hiện gà bị rắn cắn phải tiến hành nhốt riêng gà và theo dõi. Nếu vài giờ sau gà vẫn khỏe mạnh bình thường thì khả năng là rắn không có độc. Tình trạng tím tái, co giật xuất hiện là lúc chất độc phát tác. Hãy xử lý gà chết bằng cách đào hố chôn trong vườn hoặc để ủ lấy phân. Và tất nhiên tuyệt đối không ăn gà đã bị rắn cắn, người không ăn và cũng không để làm thức ăn cho những vật nuôi khác.
Chôn gà xuống đất thì phải chôn sâu một chút tránh để cho chó mèo đào bới lên ăn. Phủ lên trên một lớp vôi bột cho đảm bảo.
Gà bị rắn cắn có ăn được không?
Tất nhiên là không rồi vì nọc độc của rắn cực kỳ nguy hiểm, ngay cả khi nấu chín lên nó vẫn phát huy tác dụng. Có rất nhiều trường hợp ăn phải gà bị rắn cắn đã phải đi nhập viện cấp cứu.
Các bạn cần hiểu răng, rắn cắn gà chỉ ở một vị trí những khi gà chết tức là lúc này chất độc đã lan ra toàn bộ cơ thể gà. Nhiều người không biết, tiếc rẻ vẫn tận dụng để ăn. Ví dụ như rắn cắn vào đùi trái của gà thì chỉ bỏ đi phần đùi trái và ăn những bộ phận khác. Đây là một việc làm cực kỳ sai lầm. Chúc ta tiêu thụ thức ăn có độc sẽ nguy hiểm đến tính mạng.
Không chỉ gà mà thịt của bất cứ loại vật nào bị rắn cắn cũng không được ăn. Vật nuôi đang khỏe lăn ra chết cũng tuyệt đối không ăn.
Cắt tiết cho gà có hết nọc độc của rắn?
Thêm một quan điểm sai lầm nữa mà nhiều người mắc phải khi nghĩ đến rắn bị gà cắn. Đó là nọc độc của rắn lan theo máu nên nếu như cắt tiết gà thì sẽ hết nọc độc. Đúng là nọc độc truyền theo máu nên nhưng khi gà chết nọc độc này đã được lan truyền đến từng bộ phận, từng thớ thịt trên cơ thể gà. Nói chung là vô phương cứu chữa, cũng chẳng có cách nào vớt vát được gì. Anh em đừng có tiếc nuối, cố đấm ăn xôi rồi lại nhận quả đắng. Không chừng gà toi mình cũng đi theo gà luôn đấy. Gà bị rắn cắn chỉ có chôn và chôn mà thôi, không ăn uống được gì nhé.
Biện pháp phòng chống gà bị rắn cắn
Bây giờ là lúc quan trọng nhất đấy, anh em nếu không nhớ được thì phải mang giấy bút ra ghi lại. Tuyệt đối không thể chủ quan mà bỏ qua hướng dẫn phòng chống gà bị rắn cắn của chúng tôi:
- Nói chung đuổi chó, đuổi mèo, đuổi chuột thì dễ, đuổi rắn tương đối khó. Vì rắn ẩn nấp tốt, luồn lách rất khó phát hiện. Ban ngày chúng không xuất đầu lộ diện, ban đêm mới ra hoạt động. Chẳng biết đường nào mà tránh. Anh em có thể thử dùng xả ớt để đuổi rắn.
- Phát quang bụi rậm xung quanh để rắn không có nơi ẩn nấp.
- Đặt các bẫy rắn xung quanh khu vực nuôi nhốt gà. Bẫy rắn bán phổ biến từ 50 – 100 nghìn đồng/cái. Anh em bố trí bẫy phải cẩn thận, có khi chưa bẫy được rắn lại bẫy gà của chính mình. Cho có vào trong bẫy là rắn rất dễ sập.
- Nuôi chó để bảo vệ an ninh cho trại gà. Nếu có trộm hay động vật lạ xuất hiện nó sẽ kịp thời cảnh báo.
Nói chung gà đã bị rắn cắn anh em tuyệt đối không nên ăn. Dù biết giá trị của một con gà chọi là rất cao nhưng cùng đừng vì tiếc rẻ mà đùa giỡn với tính mạng của mình và người thân. Hy vọng những kiến thức Goal123v đưa ra đã giúp anh em hiểu rõ hơn về mức độ nguy hiểm khi gà bị rắn cắn và có cách phòng chống hiệu quả nhất.