Cách mổ kén đầu cho gà chọi là vấn đề được rất nhiều anh em quan tâm. Vì hiện tượng gà bị kén trong đó có kén đầu rất hay xảy ra ở gà đá. Anh em sư kê nào cũng cần trang bị cho mình những kiến thức cơ bản để điều trị kén cho gà. Có nhiều cách điều trị khác nhau nhưng phương pháp mổ lấy kén vẫn được đáng giá là triệt để nhất. Dưới đây là những chia sẻ của chúng tôi về cách mổ kén đầu cho gà chọi. Anh em hãy cùng theo dõi nhé.
TÓM TẮT
Kén gà hay ké gà là hiện tượng gì?
Đây chính là hiện tượng xuất hiện những u cục lớn ở dưới da gà. Ban đầu sẽ mềm dạng như u bã đậu hay gặp ở người, sau sẽ gom lại thành cục cứng, có thể di chuyển được. Gà bị kén không phải do bị té, ngã hay va đập gì mà dẫn đến nổi u. Mà nguyên nhân chính là do:
- Gà có những vết thương ngoài da có thể do xây xát, va quệt hoặc do khi thi đấu bị đối thủ tấn công. Nhưng những vết thương đó lại không được vệ sinh đúng cách. Cộng thêm với môi trường sống của gà không đảm bảo vệ sinh. Nên vi trùng và vi khuẩn sẽ có cơ hội tấn công và sông ký sinh trên những vết thương của gà. Từ đó chúng làm tổ gây nên hiện tượng mọc kén ở gà.
- Gà không được có ăn uống đầy đủ cũng dễ mọc kén hơn những con gà được chăm sóc cẩn thận.
- Tình trạng gà bị thiếu vitamin, sắt và nhiều khoáng chất khác cũng là cơ hội để kén phát triển trên cơ thể.
Gà bị kén không phải vấn đề nghiêm trọng nhưng nó sẽ gây nên sự khó chịu, bất tiện chi gà trong sinh hoạt và tập luyện. Nếu không xử lý sớm, để lâu sẽ ảnh hưởng đến khả năng thi đấu của gà.
Kén gà thường mọc ở đâu?
Kén có thể mọc ở nhiều nơi trên cơ thể gà như: Kén đầu, kén mép, kén bầu diều, kén chậu, kén lườn… Khó điều trị nhất có lẽ là kén lườn và kén cổ. Dễ nhất, nhanh nhất là kén mép. Nhưng nếu gà bị kén mép sẽ thấy rát khó chịu, ảnh hưởng nhiều đến khả năng ăn uống. Anh em sẽ thắc mắc tại sao trong bài viết này chúng tôi lại hướng dẫn cách mổ kén đầu mà không phải một loại kén nào khác. Lý do đó chính là kén đầu là loại kén hay gặp nhất và phương pháp mổ kén đầu cũng là phương pháp cơ bản nhất. Nếu anh em nắm được cách mổ kén đầu thì có thể thực hiện tương tự với các loại kén còn lại.
Hướng dẫn cách mổ kén đầu cho gà
Chữa kén nói chung và kén đầu nói riêng đều có thể thực hiện bằng 2 cách: Sử dụng thuốc và mổ lấy kén. Dùng thuốc thì sẽ có hiệu quả dần và thời gian khỏi kén lâu hơn. Trong khi mổ lấy kén sẽ cho hiệu quả tức thì nhưng quá trình thực hiện phức tạp hơn nhiều. Đòi hỏi anh em phải có kỹ năng tốt và thật cẩn thận.
Chuẩn bị dụng cụ
Dụng cụ y tế: Nhíp, dao mổ, kéo, kim tiêm, bông gạc… thuốc sát trùng, thuốc tê, thuốc cầm máu, dung dịch Lincomycin, thuốc kháng sinh, chống phù nề.
Một số điều cần lưu ý khi mổ kén đầu cho gà
Anh em lưu ý nếu xác định mổ lấy kén cho gà thì cần phải lưu ý một số vấn đề sau:
- Nên cho gà uống trước đó 2 đến 3 viên Amipicillin 500mg để cục kén của gà không lan rộng mà sẽ cô thành một cục sẽ dễ lấy hơn.
- Để cho kén khô, khi chạm vào kén thấy đã thành cục có thể chạy được lúc đó mới tiến hành mổ. Mổ sớm khả năng tái phát lại là rất cao.
- Đảm bảo các dụng cụ mổ phải được sát trùng sạch sẽ, tránh để gà bị nhiễm trùng.
- Thực hiện mổ kén đầu cho gà ở nơi thoáng đãng, có đủ ánh sáng.
- Không nên tùy tiện tiến hành mổ nếu chưa có sự tham khảo từ cán bộ thú y hay những người có kinh nghiệm. Để hạn chế làm gà mất máu, suy kiệt cơ thể có thể dẫn đến tử vong.
- Mổ kén đầu nên mổ dọc không nên mổ ngang sẽ lâu liền hơn.
Tiến hành mổ lấy kén
- Sát trùng toàn bộ dụng cụ sạch sẽ. Cho gà uống thuốc cầm máu trước khi mổ khoảng 30 phút.
- Tiêm thuốc tê tại vị trí mổ.
- Sát trùng cẩn thận chỗ mổ sau đó rạch theo chiều dọc khoảng từ 2 -3cm tùy thuộc vào kích thước của kén.
- Khi rạch máu sẽ ra nhiều cần chuẩn bị sẵn bông để thấm máu. Không nên rạch quá dài vết thương sau mổ sẽ khó xử lý, khó khâu và dễ bị nhiễm trùng.
- Day đều xung quanh chỗ rạch để kén long ra hết, tiến hành nặn kén, có thể nặn nhiều lần cho đến khi sạch.
- Dùng bông thấm sạch mủ và máu sau đó khâu lại.
- Có thể tiêm cho gà dung dịch Lincomycin gà sẽ nhanh phục hồi hơn sau mổ.
- Sau khi mổ có thể cho gà dùng kèm kháng sinh và thuốc chống phù nề Alpha Choay để đảm bảo vết thương được phục hồi tốt.
Những việc cần làm sau khi mổ kén cho gà
- Vệ sinh vết mổ và thay băng gạc thường xuyên.
- Cho gà ăn bổ sung chất gà sẽ nhanh hồi phục đặc biệt là những thực phẩm bổ máu. Vì trong quá trình mổ gà bị mất nhiều máu. Bổ sung thêm rau xanh vào khẩu phần ăn cho gà.
- Không nên cho gà đá khi đang điều trị kén đầu. Để gà bình phục hoàn toàn mới cho thi đấu trở lại.
Nói chung đã là gà đá thì việc gà bị kén sẽ là chuyện thường gặp nên khi thấy chiến kê của mình có xuất hiện kén trên cơ thể thì anh em cũng không cần quá lo lắng. Hãy ghi nhớ phương pháp mổ lấy kén mà chúng tôi đã chia sẻ ở trên để áp dụng khi cần thiết nhé.