Giai đoạn gà chọi tơ có vai trò rất quan trọng trong một vòng đời của gà chiến. Vì vậy cách nuôi gà chọi tơ như thế nào luôn được các sư kê vô cùng quan tâm. Điều này có ảnh hưởng lớn đến tiến trình chăm sóc, huấn luyện và thi đấu sau này của gà. Nếu anh em muốn tìm hiểu chi tiết về vấn đề này, muốn học cách nuôi gà chọi tơ đúng chuẩn. Thì bài viết dưới đây sẽ giúp anh em nhận biết được điều đó. Hãy cùng theo dõi nhé.
TÓM TẮT
Nuôi gà tơ chọi cần làm gì đầu tiên?
Để có một chú gà tơ khỏe mạnh thì việc đầu tiên mà hầu hết sư kê nào cũng sẽ phải trải qua đó là chọn giống. Để có được một lứa gà chọi năng động, hiếu chiến, khỏe mạnh thì công đoạn lựa chọn giống đóng vai trò rất quan trọng. Bởi vì chỉ có giống tốt mới có thể cho ra được thế hệ sau tốt, do kế thừa gen chuẩn từ bố mẹ.
Thông thường trước tiên người ta thường xem lối đá thích ra đòn của gà trống, tính cách hung hăng, lì đòn của gà mái để lựa chọn gây giống. Sau khi đúc được bầy gà con từ giống bố mẹ tốt, không phải con nào cũng có thể trở thành gà chọi. Anh em nên quan sát xem gà của mình có mắc bệnh gì không, nếu bệnh nặng thì tìm cách loại chúng ra khỏi đàn. Về ngoại hình thì nên tránh những con có cổ cong và xương sườn cong. Tốt nhất bạn nên quan sát kỹ để chọn được những con gà có vảy đẹp, vảy linh kê để tiến hành huấn luyện.
Khi nào gà được xem là tuổi gà chọi tơ?
Việc nuôi dưỡng, chăm sóc và huấn luyện gà chọi phải được thực hiện theo từng giai đoạn. Đối với gà tre tơ hay gà nòi đá cửa sắt thì giai đoạn từ 6 tháng đến 1 tuổi rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng chiến đấu của gà. Sở dĩ lựa chọn thời điểm này mà không phải giai đoạn nào khác bởi vì 6 tháng tuổi các con gà trống đang trong quá trình tập gáy, chúng rất máu chiến và có sự phân chia bầy đàn. 8 tháng tuổi chúng sẽ thay lông để hoàn thiện vẻ bề ngoài. Đây là thời điểm nên lựa chọn tách đàn để huấn luyện từ gà chọi tơ thành những chiến kê thực thụ.
Hướng dẫn cách nuôi gà chọi tơ đạt chuẩn
Sau khi tuyển chọn được gà tơ ưng ý, thì việc nuôi chúng để đạt chuẩn cần lưu ý nhất là chế độ dinh dưỡng và quá trình tập luyện. Đây chính là những yếu tố cốt lõi để huấn luyện chúng thành những chiến kê đa tài. Cũng là một giai đoạn đòi hỏi sự cẩn thận, kỳ công và kiên nhẫn.
Nuôi gà tơ với chế độ dinh dưỡng hợp lý
Để có đủ sức mạnh thực hiện đầy đủ các chế độ luyện tập, thì chế độ cung cấp dinh dưỡng cho gà cần đảm bảo hợp lý, đầy đủ dưỡng chất. Điều này đảm bảo gà phát triển một cách khỏe mạnh và dẻo dai nhất. Thành phần chế độ dinh dưỡng cho gà tơ huấn luyện bao gồm:
- Thóc lúa được sấy sạch, khô ráo.
- Kết hợp các loại rau xanh như giá đỗ, xà lách hay rau muống.
- Cứ cách 2 đến 3 ngày là cho gà ăn các loại đồ tươi như tôm, tép, dế, thịt bò, chạch, sâu…
- Ngoài ra cần bổ sung các loại đồ ăn chứa Vitamin A, K, C, B1, B12…
Thời gian cho gà ăn cũng phải chia theo mốc khoa học, đúng quy định. Cụ thể anh em nên bố trí cho gà ăn như sau:
- Nếu gà tơ có trọng lượng lớn thì cho ăn 2 bữa một ngày, thời gian là vào 8h sáng và 5 giờ chiều.
- Nếu gà gầy thì cho ăn ba bữa là 8h sáng, 5h chiều và 10 tối.
Phương pháp huấn luyện gà chọi tơ
Để có một chiến kê mạnh mẽ, các sư kê nhất thiết phải cho gà chiến của mình trải qua các bài tập thể lực. Anh em nên hướng dẫn chúng từ cấp độ nhẹ nhàng rồi tăng dần về cường độ, thêm vào đó kết hợp giữa luyện tập và chế độ om bóp. Quá trình tập luyện cho gà chọi bao gồm những giai đoạn như sau:
Giai đoạn 1: Loại bỏ tai tích cho gà
Cắt tích tai là công việc không thể thiếu trong quá trình chăm sóc gà chọi. Bởi gà sẽ thật sự đá tốt hơn khi không bị vướng phải mào và tai. Việc cắt tích tai được thực hiện như sau:
Vào buổi sáng sớm thì nên tiến hành tắm cho gà bằng nước chè đặc. Tắm xong cho gà vào chỗ mát để nghỉ ngơi. Sau khi được cắt tai tích thì tiến hành cho gà tập chạy lồng, mỗi ngày hai lần sáng và chiều, mỗi lần cho chạy 30 phút.
Khi gà đã lành vết tích thì cho gà tập nhảy chân khoảng 15 phút. Sau đó cho gà nghỉ ngơi trong thời gian 2 ngày để thực hiện giai đoạn om bóp. Khoảng 1 tuần sau, tiếp tục cho gà chọi nhảy chân lần 2,. Lần này thực hiện trong khoảng thời gian 20 phút đi kèm với việc cho tập chạy lồng và om bóp. Tập xong cho gà nghỉ ngơi khoảng 2 ngày.
Giai đoạn 2: Tỉa lông cho gà chọi tơ
Sao công đoạn cắt tai tích là công đoạn tỉa lông cho gà chiến. Với giống gà đá cựa sắt thì việc này không quá tốn công bởi chúng không cần om bóp, vào nghệ cho da đỏ như gà đòn. Với gà đòn, khi vạch lông ra thấy chân lông khô, se nhỏ lại thì có thể tiến hành cắt tỉa lông. Tuyệt đối đừng dùng nhíp nhổ lông của gà bởi vì khi lông con mọc lại thì nhìn rất nham nhở và mất thẩm mỹ. Thời gian gà chọi thay lông cần chú ý bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho gà, để lông gà có thể mọc nhanh hơn và đẹp hơn.
Giai đoạn 3: Kết hợp kỳ vần và ông bóp cho gà chọi tơ
Các kỳ vần sẽ giúp cho chiến kê có thể lực sung mãn rất nhanh. Để bài tập được hiệu quả thì cần bổ sung chế độ dinh dưỡng đầy đủ cho gà. Cho gà ăn thêm các đồ tươi như dế, thịt bò, sâu, chạch… và tắm rửa cho gà 2 – 3 ngày/ 1 lần. Các kỳ vần thực hiện như sau:
- Cho gà tập nhảy lần 3 sau 8 ngày trong 2 hồ, mỗi hồ kéo dài 20 phút. Sau đó cho gà nghỉ 4 ngày rồi om bóp và chạy lồng.
- Sau 15 ngày om bóp thì cho gà vần hơi trong thời gian 90 phút. Cho nghỉ 2 ngày sau đó om bóp, chườm trong 2 ngày rồi lại cho tập chạy lồng.
- Trong thời gian 10 ngày tiếp theo thì cho gà vần đòn trong 3 hồ. Sau đó cho nghỉ 5 – 7 ngày rồi om chườm kèm theo vào nghệ.
- 21 ngày sau đó tiếp tục cho vần hơi 150 phút, rồi cho nghỉ 4 ngày.
- 18 ngày cuối cùng thì cho gà bắn chân và ra thi đấu.
Sau khi kết thúc giai đoạn tập luyện này gà chọi tơ sẽ có thể lực sung mãn, khỏe mạnh, nhanh nhẹn và sẽ sẵn sàng cho mọi trận đấu diễn ra phía trước.
Việc nắm rõ kiến thức để chăm sóc gà chọi tơ thành gà chiến chuyên nghiệp đòi hỏi sự kiên trì, tâm huyết và khá nhiều thời gian. Hy vọng qua bài viết này, các anh em sư kê sẽ có thêm kinh nghiệm để chăm sóc gà chọi tơ một cách hiệu quả nhất, để chúng phát triển toàn diện, có thể lực sung mãn nhất, trở thành một chiến kê oai hùng, chiến thắng trên mọi đấu trường. Chúc anh em thành công nhé!