Cách làm chuồng gà chọi như thế nào nhanh gọn, tiết kiệm vẫn hiệu quả được nhiều anh em quan tâm. Vì hiện nay nhiều người đã làm nhưng do tính toán chưa tốt nên vừa tốn kém mà không tiện dụng. Để giúp anh em tháo gỡ những khó khăn này. Trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ tư vấn cách làm chuồng gà từ nhiều vật liệu khác nhau. Anh em có thể theo dõi và lựa chọn hình thức phù hợp nhất để vận dụng.
TÓM TẮT
Xác định thiết kế chuồng gà
Lên ý tưởng thiết kế chuồng là một khâu quan trọng để quyết định về hình dáng và kinh phí thực hiện. Thiết kế được lên chi tiết cụ thể thì việc thi công sẽ nhanh chóng và đơn giản hơn. Tùy vào quỹ đất, khả năng tài chính và mục đích nuôi gà có thể chọn mẫu chuồng phù hợp. Để đưa ra được một bản thiết kế hoàn chỉnh nhất, hãy thực hiện theo các tiêu chí sau:
- Xác định số lượng gà hiện có. Phân loại theo mục đích sử dụng (gà thịt hay gà đá). Phân loại theo độ tuổi của gà.
- Căn cứ vào số lượng gà nuôi và quỹ đất để lựa chọn kích thước chuồng hợp lý nhất. Có thể chọn chuồng 1 tầng, 2 tầng, chuồng quây, chuồng hình vuông hay hình chữ nhật…
- Lựa chọn nguyên liệu dựa trên kinh phí. Có thể là chuồng bằng gạch, bằng tôn, bằng ống nước, sắt thép…
- Xác định hướng chuồng để đảm bảo thoáng mát vào mùa hè, ấm áp vào mùa động và hạn chế bị gió lùa.
Sau khi đã lên được thiết kế thì bắt đầu bước vào công đoạn chuẩn bị nguyên vật liệu, san lấp đất. Khu đất làm chuồng phải có nền bằng phẳng, loại bỏ những chướng ngại xung quanh.
Cách làm chuồng gà theo nhiều thiết kế khác nhau
Có nhiều loại chuồng khác nhau được các sư kê lựa chọn thực hiện. Dưới đây là cách làm một số loại chuồng phổ biến nhất hiện nay. Anh em có thể tham khảo và áp dụng.
Cách làm chuồng gà bằng lưới B40
Chuồng làm bằng lưới B40 là loại chuồng rất phổ biến hiện nay. Vừa dễ làm, nguyên liệu dễ kiếm, lại chắc chắn thoáng mát và sạch sẽ. Với khí hậu nóng ẩm như ở nước ta thì chuồng bằng lưới thép là sự lựa chọn hợp lý nhất.
Phần khung của chuồng có thể làm từ các thanh tre, gỗ rất đơn giản, dễ kiếm, có thể tận dụng các vật liệu cũ. Nếu muốn chắc chắn hơn thì có thể dùng khung làm bằng cọc thép. Sau đó sử dụng thêm những thanh sắt nhỏ để tạo thành bộ khung hoàn chỉnh. Việc còn lại là dùng lưới B40 quây xung quanh và buộc chặt lại. Những đoạn lưới ráp với khung thì cần phải hạn các mối nối lại. Cuối cùng là để lợp tôn để làm mái che mưa, che nắng.
Ưu điểm:
- Xây chuồng kiểu này chi phí thấp chỉ khoảng 1 triệu đồng quay đầu cho một chuồng. thời gian thực hiện nhanh, không cần nhiều kỹ thuật.
- Chuồng kiên cố, che mưa che nắng, bền vững với thời gian.
- Có độ thoáng mát, hạn chế được các loại động vật khác tấn công gà.
- Chuồng có thể tháo lắp, di dời nhanh chóng và có thể tái sử dụng nguyên liệu sau khi tháo lắp..
Nhược điểm
- Chuồng làm đơn giản nhưng nếu không làm cẩn thận sẽ nhanh xuống cấp.
- Làm chuồng kiểu này không thể thực hiện được một mình do việc xử ý sắt thép rất nặng và vất vả.
- Chuồng thoáng sẽ dễ bị tạt nước khi mưa to.
Cách làm chuồng gà cho số lượng lớn
Nếu bạn đang nuôi gà với số lượng lớn thì tốt nhất là nên làm chuồng trại bằng gạch, xi măng, cát đá để đảm bảo độ kiên cố. Có thể kết hợp làm mái tôn hay mái ngói chống nóng.
Số lượng gà lớn nhưng quỹ đất eo hẹp thì có thể xây chuồng thành từng dãy 2 đến 3 tầng. Xây chuồng 2 đến 3 mặt, mặt trước để làm cửa. Chuồng có diện tích khoảng 1m2 là hợp lý nhất.
Xây chuồng kiểu này có thể sử dụng hàng chục năm. Hết lứa này đến lứa khác. Tuy kinh phí ban đầu hơi cao nhưng dùng lâu dài thì tính ra cũng không đắt.
Cách làm chuồng gà bằng gỗ, tre, nứa
Chuồng tre, nứa, gỗ là loại chuồng có từ lâu đời nhất. Đến nay đã có nhiều loại vật liệu làm chuồng hiện đại ra đời. Nhưng kiểu chuồng truyền thống này vẫn được nhiều người ưa chuộng.
Ưu điểm:
- Vật liệu dễ kiếm, có thể tận dụng vật liệu cũ để tái sử dụng. Thiết kế chuồng đơn giản, nhanh gọn. Có thể gia cố sửa chữa một cách dễ dàng.
- Tiết kiệm được tối đa chi phí cho người chăn nuôi. Vì đây có lẽ là loại chuồng có chi phí thực hiện thấp nhất trong các loại.
- Các nguyên liệu đều thân thiện với môi trường, không gây độc hại cho cả người và vật nuôi.
- Chuồng gà bằng gỗ tre thì độ thoáng mát chắc chắn sẽ hơn hẳn những loại chuồng khác.
Nhược điểm:
- Độ kiên cố và chắc chắn là nhược điểm lớn nhất của loại chuồng này.
- Chỉ có thể làm được chuồng có kích thước nhỏ.
- Vật liệu làm chuồng nếu không được xử lý tốt sẽ bị mối mọt, nút gãy theo thời gian.
- Không phù hợp với hình thái nuôi nhốt chung nhiều gà trong một chuồng.
Cách làm chuồng gà bằng ống nước
Làm chuồng gà bằng ống nước cũng tương tự như làm với tre, nứa, gỗ. Chỉ cần cắt ống nước bằng các đoạn có kích thước phù hợp. Dùng dây thép buộc ống nước vào khung. Các đầu ráp dùng cút nhựa. Sau đó bọc lưới B40 ở bên ngoài. Dưới đây là ưu nhược điểm của loại chuồng này.
Ưu điểm:
- Vật liệu làm chuồng có trọng lượng nhẹ. Bán phổ biến trên thị trường nên rất dễ mua, giá lại rẻ.
- Cách làm đơn giản vì ống nước đã có kích thước rõ ràng không phải xử lý nhiều như tre và gỗ.
- Có thể tháo lắp di chuyển tiện lợi nhờ có các đầu cút.
Nhược điểm:
- Ống nhựa dễ giòn, gãy theo thời gian.
- Không chịu được va đập mạnh, dễ biến dạng.
Cách làm chuồng gà lạnh
Chuồng gà lạnh là một khái niệm khá mới mẻ. Nhưng lại là xu hướng mới nhất hiện nay, được nhiều chủ trại lựa chọn bởi nó có rất nhiều ưu điểm.
Ưu điểm:
- Được làm trong môi trường khép kín nên có thể kiểm soát tốt được dịch bệnh.
- Giảm thiểu được chất thải và mùi hôi ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.
- Là mô hình chuồng hiện đại, chế độ cho ăn, uống nước, chỉnh ánh sáng và nhiệt độ đều tự động.
- Không phải sử dụng nhiều đến sức người.
- Mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi.
Nhược điểm:
- Kinh phí đầu tư ban đầu rất lớn.
- Nếu không có kinh nghiệm vận hàng và quản lý sẽ rất dễ bị thiệt hại.
Một số lưu ý khi làm chuồng cho gà
- Thiết kế chuồng phải thông thoáng. Chú ý đến vấn đề thoáng khí và nhiệt độ của chuồng.
- Nền chuồng cần được lót vật liệu cách nhiệt.
- Thường xuyên dọn dẹp vệ sinh chuồng, phun khử khuẩn định kỳ.
- Bố trí khu vực xung quanh chuồng có chỗ cho gà vận động thoải mái.
- Chú ý đến yếu tố an toàn. Dù xây bằng chất liệu gì cũng phải đảm bảo độ kiên cố.
- Xử lý tốt chất thải, mùi hôi, không làm ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.
- Anh em có thể thoải mái sáng tạo để chuồng gà được đẹp mắt hơn.
- Hướng xây chuồng phù hợp nhất với khí hậu nước là hướng Nam và Đông Nam.
Trên đây là những gợi ý về cách xây chuồng gà mà Goal123v đã tổng hợp để gửi đến các bạn. Hãy căn cứ vào nhu cầu, kinh phí, các điều kiện sẵn có và mục đích chăn nuôi để lựa chọn mô hình xây chuồng hợp lý nhất. Chúc các bạn thực hiện thành công và đạt hiệu quả kinh tế cao.