Học Hỏi Cách Chuốt Cựa Gà Từ Sư Kê Giàu Kinh Nghiệm

Chuốt cựa gà không chỉ là việc làm đẹp cho chiến kê mà còn giúp phát huy hết lợi thế của cựa. Học hỏi cách chuốt cựa gà từ những sư kê giàu kinh nghiệm là cách nhanh nhất giúp anh em mới vào nghề có thể thực hiện thành thục. Vì vậy trong bài viết này goal123 sẽ tổng hợp và giới thiệu với anh em cách chuốt cựa gà chuẩn chỉnh từ những sư kê gạo cội. Xin mời anh em cũng theo dõi và tham khảo. 

Chuốt cựa gà có tác dụng gì?

Cựa gà là bộ phận nằm ở phía sau của chân gà, gần gót chân. Đây là bộ phận mọc ra từ chất sừng của gà, do đó chúng rất cứng và khỏe. Nó tương tự như móng chân của con người. Tùy thuộc vào từng giống gà sẽ có số lượng cựa khác nhau, gà bình thường thì chỉ có 1 cựa, tuy nhiên nhiều giống gà khác có đến 6 cựa (lục cựa), gà 9 cựa bạch tạng…

Cùng với sự phát triển về thể trạng, cựa gà mọc dài ra là một điều hết sức bình thường. Tuy nhiên, đối với gà chọi, cựa gà từ một bộ phận thừa lại trở thành một vũ khí hết sức nguy hiểm. Trong cuộc chiến, những chú gà sử dụng cựa tốt sẽ có nhiều lợi thế. Chúng có thể hạ gục đối thủ bằng cách đâm vào các vị trí nhạy cảm như đầu và mặt đối thủ. Một số gà chọn cách sử dụng cựa để chọc mù mắt đối thủ. Bởi vậy, hầu hết các sư kê sở hữu gà chiến đều rất chăm chút tỉa tót cho cựa gà. Chuốt cho chiếc cựa thực sự phát huy khả năng tối đa của nó.

Lắp thêm cựa để tăng độ sát thương

Với những con gà không cần đeo cựa, hầu hết anh em sư kê sẽ chọn giải pháp là ngừng cựa, làm mọc chậm cựa hoặc đeo cựa xuống cho gà. Có rất nhiều cách nhưng mài cựa là cách làm đơn giản và an toàn nhất với gà chọi. Phương pháp này không tổn hại cho gà bởi cựa là chất sừng nên có thể mài giũa được. Anh em có thể mài chuốt thoải mái bằng dũa hoặc giấy ráp để cựa gà có kích thước phù hợp và ưng ý.

Các loại cựa gà được ưa chuộng nhất hiện

Tùy vào từng dòng thi đấu mà sư kê trang bị thêm cho gà những loại cựa khác nhau nhằm tăng thêm tính sát thương. Hiện nay có hai loại cựa dùng trong chiến đấu phổ biến là cựa tròn và cựa dao. 

Cựa tròn

Cựa tròn có hình trụ tròn và phần đầu sắc nhọn. Dòng cựa tròn thì có nhiều dạng khác nhau đó là đế tròn, đế vuông và đế hình thang. Những người thiết kế ra cựa tròn đòi hỏi phải có tính tỉ mỉ rất cao. Phần đầu cựa được thiết kế rất nhọn và bén, nên có thể đâm xuyên đối thủ.

Tính sát thương của gà trang bị thêm cựa tròn đó là nếu như bị dính đòn thì vô cùng nghiêm trọng. Đối với những con gà chọi có kỹ năng và lực tấn công tốt thì sử dụng lại cựa này rất phù hợp.

Cựa dao

Giống như tên gọi của nó, loại cửa này có hình dáng như một mẫu dao nhỏ. So với cựa tròn thì tính sát thương của cựa dao cao hơn nhiều. Độ sát thương được biểu hiện ở khả năng có thể cứa rách, xé toạc thịt đối phương nếu như bị dính đòn. Đối thủ sẽ bị rách da, rách thịt dù chỉ bị cứa nhẹ. Nếu như nghiêm trọng hơn có thể mang thương tật đến suốt đời hoặc bỏ mạng ngay trên sàn đấu. Các trận chiến đá gà cựa dao mang đến sự kịch tính, hấp dẫn và vô cùng lôi cuốn. Đây chính là một trong những lý do mà anh em nên lựa chọn cựa dao cho gà chiến của mình.

Cựa dao sắc và rất nguy hiểm

Cách chuốt mài cựa gà đúng cách

Cựa gà được sử dụng sau một thời gian sẽ dần bị mòn đi. Phần lưỡi dao của chúng không còn sắc nhọn và bén như trước nữa. Sẽ ảnh hưởng rất lớn trong khả năng ra đòn của gà. Đó cũng chính là lý do để cho người chơi gà chọi luôn phải mài dũa, tút tát cựa gà để trở nên sắc bén như lúc đầu và đảm bảo lực lượng sát thương của cựa.

Mài cựa dao đúng cách

Việc mài cựa gà loại cựa dao khá đơn giản. Đối với cựa dao tròn thì giấy mài hay đá mài cũng phải mài theo lưỡi dao một cách tỉ mỉ. Cho nên có thể mài cựa gà giống như mài dao, cần phải có một độ nghiêng nhất định chứ không được mài theo góc vuông của chúng. Mài đến khi cựa sáng bóng, lúc nhìn bằng mắt có thấy thể thấy được độ sắc nét của nó là đạt yêu cầu.

Cách mài cựa tròn

Mài cựa tròn thì anh em mài xung quanh mũi nhọn. Tuyệt đối không được sử dụng đá mài hay giấy mài mài trực tiếp vào mũi cựa. Điều đó chỉ làm mũi cựa cùn đi. Mà phải  mài theo mũi nhọn bằng cách mài xung quanh mũi cho đến khi sáng bóng và thấy được độ sắc bén là được. Cựa mũi tròn càng nhọn thì độ sát thương càng cao. Vì thế anh em cần lưu ý điểm này lúc mài cựa tròn nhé! 

Cựa phải được mài tròn mũi

Cách bảo quản cựa gà đúng cách

Đối với từng loại cựa khác nhau mà anh em cần có cách bảo quản khác nhau để khi thi đấu, đảm bảo cựa gà được sử dụng và phát huy tối đa khả năng của nó.

  • Đối với gà không cần trang bị thêm cựa sắt, thì ngoài việc hạn chế để cựa gà mọc chậm bằng cách cắt, mài dũa để đạt kích thước phù hợp thì anh em cần có chế độ ăn giảm thành phần tốt cho việc mọc cựa. 
  • Đối với gà chọi trang bị cựa sắt, sau khi sử dụng xong anh em cần có cách bảo quản để chúng không bị hư cùn, mòn hay oxy hóa, sét gỉ. Khi cựa gà mới chiến đấu xong chắc chắn sẽ có dính máu, anh em cần phải lau chùi sạch sẽ và mài sơ qua để lần sau sử dụng. Có thể vuốt sơ vài đường bằng giấy mài hoặc đá mài, rồi lau khô bằng vải sạch. Sử dụng dầu máy trắng trong để bôi xung quanh cựa để tránh tình trạng oxy hóa. Sau đó cất vào túi da hoặc túi nilon khô ráo. Lần sau khi sử dụng, anh em chỉ cần lấy khăn khô lau lại vài lần là được.

Với những kỹ thuật chuốt cựa gà được Goal123 đưa ra phần trên hy vọng sẽ giúp ích được nhiều cho anh em nào mới vào nghề còn nhiều bỡ ngỡ. Nếu muốn biết thêm kiến thức về cách điều trị bệnh, chăm sóc cũng như huấn luyện gà thì đừng quên tiếp tục đồng hành với chúng tôi nhé. Sẽ có rất nhiều thông tin bổ ích được cập nhật trong những bài viết tiếp theo.  

Rate this post

Leave a Reply