Cựa có vai trò rất quan trọng đối với gà chiến, bởi đây là loại vũ khí có mức độ sát thương rất cao. Tuy nhiên vì một vài lý do không mong muốn nào đó mà gà đá bị gãy cựa. Điều này sẽ làm cho các sư kê vô cùng lo lắng. Do đó đã là dân chơi gà chuyên nghiệp, anh em cần phải trang bị cho mình những kiến thức cơ bản để xử lý trong trường hợp gà chiến của anh em không may bị gãy cựa. Chi tiết về cách chữa trị gà đá bị gãy cựa hiệu quả nhất sẽ có trong phần dưới của bài viết.
TÓM TẮT
Nguyên nhân khiến gà đá bị gãy cựa
Có rất nhiều nguyên nhân khiến gà đá bị gãy cựa. Nhưng phổ biến nhất vẫn là do bị va đập mạnh từ ngoại lực tác động lên chân gà. Vì một tác động mạnh nào đó khiến cho phần cựa gà bị gãy, bị bung và chảy máu. Đó có thể là do đang giao đấu bị trúng đòn của đối thủ, bị vụt, hoặc lúc tập luyện gà xông lồng hoặc gà bị kẹt, bị ngã…
- Gà bị gãy cựa do va đập mạnh
Với bất kỳ nguyên nhân nào thì điều này cũng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đối với chiến kê. Trước hết là đau đớn, còn sau thì có thể chấn thương đến có thể phục hồi hoặc không. Bởi vậy, anh em cần biết rõ tình trạng của gà để tìm cách xử lý và chữa trị cho chúng kịp thời.
Gà chọi bị gãy cựa nguy hiểm như thế nào?
Tùy vào từng dòng gà mà tác dụng của cựa gà sẽ khác nhau. Với những chú gà đòn thì gãy cựa, ngoài việc khiến chúng bị đau thì không có vấn đề nào khác. Vũ khí này gần như vô dụng hoặc hiếm khi được sử dụng trong các trận đá gà đòn. Thậm chí, nếu con gà đòn nào có cựa dài gần như sẽ bất lợi khi giao chiến và phải chấp những con gà khác.
Ngược lại, với gà cựa thì lại khá nghiêm trọng. Việc mất cựa hay gãy cựa thì cũng như chúng không còn vũ khí nào để chiến đấu. Thậm chí, có thể nói là trình đá của gà gần như về không. Mặc dù phần mất đi chỉ là phần chất sừng của gà mọc ra, nhưng có thể gây ra chảy máu, bị thương khi bị đứt gãy. Việc mất đi vũ khí tự nhiên này cũng có thể ảnh hưởng tới khả năng chiến đấu của gà sau này. Nếu như không được chữa trị tốt thì gần như chiến kê sẽ trở nên vô hại, không đá được nữa mà phải dừng sự nghiệp thi đấu lại, làm gà phu, gà đúc, thậm chí là gà thịt.
Gà đá bị gãy cựa thì có mọc lại cựa không?
- Cựa gà hoàn toàn có thể mọc lại được
Với tình trạng gà bị gãy cựa do tác động hoặc bất cứ lý do nào thì cũng nhanh chóng phục hồi được. Anh em cứ yên tâm là chúng sẽ mọc lại nhé, bởi vì đây là chất sừng của gà nên khi chúng tích tụ đủ thì sẽ mọc dài ra như lúc ban đầu. Tuy nhiên, thời gian tái mọc cựa sẽ khá lâu, nhất là với gà đòn. Nếu anh em đã từng nuôi gà đòn sẽ nhận thấy rằng, rất ít có con gà đòn nào có thể nuôi dưỡng cựa dài, thậm chí các sư kê còn mài hoặc cắt cựa của gà đòn đi để tránh bất lợi trong các trận chiến.
Cách chữa trị cho gà khi bị gãy cựa hiệu quả
Người ta thường nói, “chó liền da, gà liền xương” là để chỉ cơ chế phục hồi chấn thương của chúng. Khi bị các chấn thương, các chiến kê thường có cơ địa rất tốt, chỉ cần ăn uống mà bổ sung thêm các chất dinh dưỡng là có thể hồi phục. Tuy nhiên đối với những chú gà có thể trạng yếu kém hơn thì quá trình này lại rất chậm. Do vậy, anh em sư kê cần tìm hiểu những cách chữa trị cũng như chăm sóc để chiến kê nhanh phục hồi sau chấn thương.
Khi gà đá bị gãy cựa, ngoài việc chăm sóc gà với chế độ dinh dưỡng đầy đủ, anh em nên tham khảo cách dùng thuốc Lampam.
Đây là một loại thuốc có nguồn gốc xuất xứ từ Thái Lan. Là loại thuốc được đánh giá cao, có công dụng tốt khi điều trị gãy cựa cho gà chiến. Thuốc này được bán rộng rãi, chủ nuôi có thể tìm mua trên các trang thương mại điện tử hoặc các cửa hàng bán thuốc cho gia cầm.
Thuốc Lampam được sử dụng cho các chiến kê bị mất mỏ, gãy cựa, kích thích cựa, móng của chiến kê cứng hơn và nhanh phục hồi hơn sau chấn thương.
Cách dùng thuốc Lampam
Trước hết anh em cần vệ sinh cựa gà bằng nước muối sinh lý, rượu hoặc dung dịch sát khuẩn. Sau đó dùng thuốc Lampam bôi trực tiếp lên phần bị thương của gà vào buổi sáng và tối trước khi đi ngủ. Kèm theo đó anh em có thể bổ sung thêm các loại thuốc như vitamin C, giúp gà nhanh chóng lành vết thương và nhiễm trùng, tăng sức đề kháng cho gà. Đặc biệt, tuyệt đối không nên thực hiện các bài tập nặng vì sẽ làm gà bị gãy phần cựa mới mọc.
Một số lưu ý khi chăm sóc gà bị gãy cựa
Khi gà bị gãy cựa việc đầu tiên là cho chúng nghỉ ngơi thư giãn để nhanh hồi phục. Bên cạnh đó người nuôi nên sử dụng loại thuốc chuyên dùng để thúc đẩy quá trình sản sinh ra chất sừng, để cựa gà nhanh mọc lại. Tiếp đó, anh em nên thực hiện những điều dưới đây:
Thay đổi khu nuôi nhốt
- Cần cho gà sang một khu nuôi nhốt khác. Tại đây nên sử dụng bìa các tông để ngăn không cho các bụi bẩn từ đất, cát có thể làm bẩn phần thịt non ở cựa gà.
- Nên sử dụng thảm cỏ nhân tạo sẽ giúp lớp lót tránh được các bụi bẩn một cách đáng kể.
- Tránh để gà đứng trên nền đất cứng hoặc cát, sỏi, trấu. Điều này sẽ không tốt cho việc lành vết gãy và mọc cửa mới.
Vệ sinh vết gãy sạch sẽ
- Vệ sinh cựa gà bằng nước muối sinh lý, rượu hoặc dung dịch sát khuẩn.
- Vệ sinh thường xuyên, hàng ngày để tránh vết thương của gà bị mốc và nhiễm trùng.
- Băng gạc kỹ càng vết thương để tránh các vi khuẩn hay các tác động bên ngoài lên vết gãy.
Sử dụng thuốc liền sẹo
- Sử dụng thuốc Amoxicillin 3 viên/ 3 ngày nhằm tăng kháng sinh, hỗ trợ vết thương tránh bị nhiễm trùng và mau lành.
- Vitamin C 6viên/3 ngày nhằm tăng sức đề kháng cho gà.
- Bổ sung thêm các loại thuốc bổ như mật ong để gà chọi nhanh hồi phục.
Chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng
- Thực chất cựa gà là lớp sừng mọc ra tương tự như móng chân hay mỏ của gà. Vì thế nếu anh em phải thúc đẩy để các lớp này mọc ra nhiều, sẽ giúp cựa nhanh mọc hơn.
- Cần đa dạng nguồn thức ăn: Ngoài những đồ ăn thường ngày như thóc, cám, ngũ cốc thì cần bổ sung thêm các đồ ăn tươi như côn trùng, rết để tăng sức khỏe cho gà một cách tốt nhất. Nên cho gà ăn thức ăn tươi vào buổi trưa để gà có thể dễ tiêu hóa.
- Kết hợp sử dụng các thuốc đá gà để tăng cường dưỡng chất đẩy nhanh quá trình phát triển cựa gà.
- Ngoài ra, cần bổ sung vào khẩu phần nước uống của gà những chất như men tiêu hóa, điện giải để tăng đề kháng, đảm bảo cho chúng có thể hấp thu tối đa các chất dinh dưỡng.
Trên đây là những thông tin về cách xử lý cũng như chữa trị khi gà đá bị gãy cựa mà chúng tôi đã tìm hiểu và tổng hợp lại. Hy vọng qua bài viết này, anh em sẽ biết cách chủ động chữa trị cho gà nhanh phục hồi nếu chẳng may gà chiến của anh em bị gãy cựa. Chúc các chiến kê luôn khỏe mạnh, sung sức nhất nhé!