.Với gà đá chuyên nghiệp thì tình trạng sưng củ bàn chân xảy ra cũng không phải là bất thường. Vì thế các sư kê ngoài trang bị cho mình kiến thức về cách chữa sưng củ bàn chân cho gà chọi. Mà còn cần biết làm thế nào để phòng tránh và hạn chế cho gà gặp phải tình trạng này. Để giúp cho các chiến kê luôn ở trong trạng thái khỏe mạnh và sung sức nhất. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm nhiều thông tin hữu ích nhé.
TÓM TẮT
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng sưng củ bàn chân ở gà
Có một số dạng chấn thương được mặc định thường xuyên xảy ra đối với các chiến kê. Một trong số đó là hiện tượng sưng củ bàn chân. Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng này. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nguyên nhân chi tiết trước khi đưa ra đưa ra phương án điều trị cụ thể
- Tình huống hay gặp nhất đó là sau khi gà đi đá về không được chăm sóc cẩn thận. Trong quá trình thi đấu gà phải di chuyển nhiều, liên tục với tốc độ lớn, độ ma sát cao phần củ bàn chân sẽ không tránh khỏi một số tổn thương. Nhưng khi về không được chủ kê cho ngâm chân trong nước lạnh nên mới dẫn đến tình trạng củ bàn chân bị sưng tấy.
- Gà phải tập luyện với cường độ cao, quá sức sẽ xảy ra trường hợp bị sưng gân, căng cơ, nặng hơn thế nữa là bị sưng tấy gây đau nhức.
- Trong những lần tập cánh, các sư kê nếu không tính toán cẩn thận, thả gà ở độ cao quá lớn. Khi tiếp đất phản lực ở đất bật lại vượt quá sức chịu đựng của gà. Vừa làm gà bị hỏng móng sưng củ bàn chân mà còn có thể ảnh hưởng tới gân.
- Một số gà chiến được cho ở trong chuồng có nền xi măng hoặc nền đất cứng. Trong quá trình đi lại hay bật nhảy, những pha tiếp đất mạnh sẽ làm ảnh hưởng nhiều đến phần chân và gân gối. Vì vậy mà chúng ta hay thấy các chủ trại thường xuyên phải dải cát hay lót cỏ khô xuống dưới nền chuồng.
- Cũng có khi là do gà vấp phải vật cứng, sắc nhọn đâm vào củ bàn chân. Tuy hiếm khi xảy ra nhưng anh em cũng không nên chủ quan. Cần thường xuyên dọn đẹp khu vực sinh sống của gà để loại bỏ những vật thể gây nguy hiểm.
Hướng dẫn anh em cách điều trị sưng củ bàn chân ở gà
Có nhiều phương pháp khác nhau được áp dụng để khắc phục hiện tượng sưng củ bàn chân ở gà. Cụ thể áp dụng như thế nào thì còn phải phụ thuộc vào tình trạng gà bị nặng hay nhẹ. Vì vậy dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn cho anh em cách điều trị cho gà ở cả thể nặng và thể nhẹ.
Điều trị sưng củ bàn chân cho gà ở thể nhẹ
Gà bị sưng củ bàn chân trước hết phải được cho nghỉ ngơi và hạn chế đi lại ở mức tối đa. Vì vậy nên nhốt riêng gà vào chuồng có diện tích nhỏ hẹp, tuy chật chội một chút nhưng lại có thể làm cho gà ít di chuyển hơn.
Chuồng gà phải được dải cỏ khô, hoặc cát mịn. Nhốt trong chuồng có nền đất cứng có thể làm cho tình trạng sưng củ bàn chân trở nên nặng hơn dẫn đến viêm nhiễm, hỏng chân. Trước đó thì nên cho gà ngâm chân vào nước lạnh, nhiệt độ thấp của nước sẽ làm cho phần củ bàn chân được co lại giảm sưng đau khá hiệu quả.
Sau khi xử lý sơ bộ hãy cho gà uống thuốc để hồi phục nhanh hơn. Nếu gà bị sưng nhẹ thì chỉ cần cho uống Alpha Choay và R-Cin.
Alpha Choay là loại thuốc lành tính lại có khả năng chống phù nề sưng tấy rất tốt. Chỉ cần cho uống ngày 2 lần, mỗi lần 2 viên là đủ.
Còn R-Cin nghe tên hơi lạ nhưng thực chất là thuốc con nhộng đỏ. Một loại kháng sinh truyền thống chuyên trị sưng củ bàn chân. Cho gà uống ngày 2 lần mỗi lần 1 viên.
Kiên trì cho gà uống thuốc từ 5 đến 7 ngày. Nếu thấy tình trạng đã được cải thiện tốt thì có thể dừng thuốc, cho gà đi lại nhẹ nhàng và dần quay trở lại luyện tập.
Điều trị sưng củ bàn chân cho gà ở thể nặng
Gà bị sưng củ bàn chân ở thể nặng thì thời gian điều trị có thể phải kéo dài hàng tháng nếu như không sử dụng thuốc đúng và chuẩn. Đồng thời còn phải áp dụng chế độ chăm sóc đặc biệt để hỗ trợ tốt hơn cho quá trình hồi phục.
Thông thường để rút ngắn thời gian điều trị cũng như giảm nhanh tình trạng đau đớn, khó chịu cho gà thì các chủ kê thường dùng phương pháp tiêm. Thuốc tiêm lúc nào cũng có tác dụng nhanh hơn thuốc uống.
Một số loại thuốc tiêm thường được sử dụng như:
- Lincomycin (600mg/2ml)
- Dexamethasone(4mg/1ml)
- Gentamicin (80mg/2ml)
Có thể tiêm kết hợp 3 loại để đạt được hiệu quả cao. Chỉ cần tiêm 2 đến 3 lần tình trạng sưng củ bàn chân sẽ được cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên cần phải tham khảo ý kiến của cán bộ thú ý để được tư vấn cẩn thận. Không nên tự tiêm cho gà.
Kết hợp ngâm chân cho gà
Ngâm chân là việc làm gần như bắt buộc đối với cả gà bị nặng hay bị nhẹ. Việc làm này hỗ trợ rất hiệu quả và có tính quyết định đến tiến trình phục hồi ở gà. Cho gà ngâm chân đúng cách anh em sẽ thấy chân gà bình phục rất nhanh.
Nguyên liệu để làm nước ngâm chân cho gà cũng rất đơn giản: Xuyên khung, gừng tươi, long não, lá cây đinh, lá lốt, muối trắng…
Cách làm. Băm nhỏ nguyên liệu sau đó cho vào đun với nước, đun từ 3 đến 5 lít tùy vào số lượng nguyên liệu. Đun sôi sau đó vặn nhỏ lửa đến khi nước chuyển màu vàng thì tắt và để nguội cất đi dùng dần. Nước để tối đa được 3 đến 4 ngày. Mỗi lần ngâm lấy ra 1 lượng nhỏ pha nước lạnh cho gà ngâm. Cho gà ngâm liên tục từ 10 đến 15 ngày để đạt được hiệu quả cao nhất.
Cách phòng tránh cho gà không bị sưng củ bàn chân
Hiện tượng sưng củ bàn chân đối với gà đá rất hay xảy ra. Thay vì mất công điều trị, anh em hoàn toàn có thể chủ động phòng tránh cho chiến kê của mình với một số lưu ý sau.
- Cho gà tập luyện với mức độ phù hợp. Không nên áp dụng những bài tập quá nặng, vượt sức chịu đựng của gà.
- Sau mỗi lần tập luyện hãy cho gà ngâm chân nước lạnh 15 đến 20 phút để hồi phục gân và cơ. Nếu có thể thì hãy cho gà ngâm chân bằng bài thuốc mà chúng tôi đã hướng dẫn ở trên, sẽ mang lại hiệu quả cao hơn.
- Chuồng gà cần được trải cát mịn hoặc lót cỏ khô ở nền chuồng cho gà di chuyển êm hơn. Loại bỏ những vật cứng, sắc nhọn tại khu vực gà sinh sống và tập luyện để giảm thiểu nguy cơ bị chấn thương bởi những vật thể đó.
- Với những bài tập cánh không nên thả gà ở độ cao lớn, khi tiếp đất mạnh có thể làm gà bị sưng củ bàn chân.
- Theo dõi gà cẩn thận, nếu gà có biểu hiện lạ, sưng đau cần đưa ngay đến các cơ sở thú y.
Cách chữa sưng củ bàn chân ở gà chọi khá đơn giản vì thế anh em hãy áp dụng ngay khi thấy chiến kê của mình có hiện tượng sưng đau ở củ bàn chân. Đừng nên chủ quan vì mặc dù đây là một dạng chấn thương thường gặp và tình trạng cũng không quá nguy hiểm. Nhưng nếu không điều trị kịp thời cũng sẽ gây nên những ảnh hưởng không tốt về sau này cho gà. Hy vọng những kiến thức mà chúng tôi cung cấp thật sự hữu ích với anh em. Cảm ơn đã theo dõi và hẹn gặp lại ở những bài viết tiếp theo.