Cách Chữa Gà Bị Hôi Miệng Có Khó Không?

Nếu tự nhiên anh em thấy chiến kê của mình hơi thở có mùi hôi sẽ cảm thấy lo lắng không biết chúng bị mắc chứng bệnh gì? Và cách chữa gà bị hôi miệng có khó không? Cũng như nhiều chứng bệnh khác muốn điều trị kịp thời và điều trị tận gốc chúng ta cần phải xác định được nguyên nhân gây bệnh. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm nhiều thông tin hữu ích về biểu hiện, nguyên nhân và cách chữa gà bị hôi miệng.

Tìm hiểu tình trạng chung của gà bị hôi miệng

Thường thì gà bị hôi miệng sẽ đi kèm với các vết loét ở khoang miệng và họng. Những vết loét ấy chính là nơi phát ra mùi hôi. Và cũng là dấu hiệu cho thấy gà đang bị nấm họng. Bệnh này hiếm gặp nhưng nếu đúng là gà bị vi khuẩn gây nấm tấn công thì tốc độ lây lan sẽ rất nhanh. Không chỉ lây từ cá thể gà nọ sang gà kia với tốc độ chóng mặt mà sự phát triển của bệnh trên một cá thể gà cũng rất nhanh. Ban đầu chỉ là một vài vết loét nhỏ ở miệng và họng nhưng nếu không phát hiện và điều trị kịp thời nó có thể lan xuống thực quản, dạ dày và niêm mạc ruột. Gây nên tình trạng lở loét và xuất huyết.

Trong quá trình nguyên cứu bệnh lý này, người ta đã tiến hành giải phẫu những con gà đã tử vong thì thấy trong thực quản, dạ dày có nhiều chất ngày và các hạt nhỏ màu trắng. Đi kèm với mùi hôi rất khó chịu. Các cơ quan nội tạng khác đều bị tổn hại nghiêm trọng như sưng tấy, xuất huyết. Chính vì vậy gà mới tử vong nhanh do cơ thể bị suy kiệt. Tuy nhiên những biểu hiện này chỉ khi giải phẫu mới biết được. Còn khi gà còn sống, biểu hiện ra bên ngoài không cụ thể nên việc phát hiện kịp thời là rất khó. Đòi hỏi người nuôi gà phải thường xuyên theo dõi và kiểm tra sức khỏe cho gà.

Gà bị hôi miệng là biểu hiện của bệnh nấm họng

Nguyên nhân do đâu gà bị hôi miệng?

Như đã nói ở trên gà bị hôi miệng sẽ đi kèm với những vết lở loét đây chính là hậu quả sự tấn công của một loại nấm có tên Candida Albicans. Loại vi khuẩn gây nấm này xâm nhập và ký sinh trên cơ thể gà ban đầu sẽ tạo ra các vết loét có mùi hôi khó chịu sau sẽ tác động đến các cơ quan thuộc hệ tiêu hóa và hệ hô hấp. Làm cho gà mệt mỏi, chán ăn, dần dần gầy yếu ủ rũ và cuối cùng là suy kiệt. Bệnh này nguy hiểm ở chỗ lây lan rất nhanh và khả năng bị tái hại rất cao nên không điều trị triệt để.

Nhưng các bạn có biết nấm Candida Albicans xâm nhập vào cơ thể gà bằng con đường nào không?

  • Khu vực gà sinh sống không đảm bảo vệ sinh. Tích tụ ẩm mốc, thiết kế không thông thoáng. đặc biệt là chuồng của gà không được quét dọn làm sạch thường xuyên sẽ là môi trường lý tưởng cho nấm mốc hình thành và phát triển.
  • Đồ đựng thức ăn nước uống không được thay rửa thường xuyên. Để lưu cữu từ ngày này qua ngày khác. Không chỉ tạo điều kiện cho nấm hình thành mà còn gây nên nhiều bệnh lý khác về đường tiêu hóa.
  • Cho gà ăn những thức ăn không đảm bảo chất lượng. Ngay từ khi chọn nguyên liệu đã không đảm bảo, hơn nữa thức ăn lại không được nấu chín, hoặc để ôi thiu.
    Gà bị nấm Candida Albicans tấn công

Hướng dẫn cách chữa gà bị hôi miệng hiệu quả

Bệnh này biểu hiện thì có vẻ đơn giản nhưng hậu quả của nó gây nên là rất lớn. Do đó cần phải có phương pháp điều trị kịp thời và điều trị tận gốc đê bệnh không tái đi tái lại. Sẽ gây nên những thiệt hại lớn về kinh tế. Đặc biệt là những hộ chăn nuôi với số lượng lớn. Cũng như một số bệnh lý khác ở gà, người chăn nuôi có thể chọn điều trị theo phương pháp dân gian hoặc dùng thuốc tây y.

Chữa hôi miệng cho gà bằng các bài thuốc dân gian

Phương pháp này lành tính hiệu quả lâu dài nhưng chỉ áp dụng được với những con gà có biểu hiện nhẹ, thời kỳ đâu nhiễm khuẩn.

  • Sử dụng nhựa của quả đu đủ xanh để bôi lên các vết loét trong miệng và họng. Trước đó phải dùng thuốc sát trùng để làm sạch rồi mới bôi nhựa đu đủ lên. Vì là thuốc dân gian nên không hạn chế về số lần sử dụng. Nếu nuôi gà với số lượng ít, có thời gian hãy thực hiện ngày 2 đến 3 lần để gà nhanh khỏi hơn. Áp dụng cách này chỉ 3 ngày là gà sẽ có tiến triển rõ rệt. Kiên trì bôi cho đến khi gà khỏi hẳn.
  • Cách thứ 2 là dùng rau ngót giã dập và vắt lấy nước. Sau đó lồng một chiếc tưa lươi trẻ em vào đầu ngón tay nhúng nước rau ngót rồi lau sạch miệng và họng cho gà. Có thể dùng thêm thuốc tưa lưỡi của trẻ em kết hợp với nước rau ngót sẽ mang lại hiệu quả cao hơn. Thực hiện phương pháp này ít nhất 3 đến 5 ngày để điều trị được tận gốc.

Sử dụng thuốc tây trị hôi miệng cho gà

  • Dùng thuốc tím: Làm sạch khoang miệng cho gà, loại bỏ nấm, nhớt, sau đó bôi thuốc sát trùng. Hòa thuốc tím với nước theo tỷ lệ hướng dẫn rồi lấy bông tăm chấm thuốc bôi lên các vết loét. Sau 3 đến 5 ngày gà sẽ hết nấm và loại bỏ được khả năng bị tái lại.
  • Trong trường hợp gà bị nặng, sử dụng các loại thuốc bôi không có tác dụng thì phải kết hợp dùng thuốc đường uống. Cụ thể hãy cho gà uống kháng sinh kèm theo các thuốc đặc trị nấm và hôi miệng.
  1. Thuốc tím: Cạo sạch khoang miệng và họng gà để loại bỏ nấm, nhớt. Sau đó dùng bông tăm chấm thuốc tím bôi vào các vết trầy, loét. Kiên trì bôi cho gà từ 3 đến 5 ngày gà sẽ hết nấm.
  2. Nếu gà bị nặng ngoài việc bôi thuốc vào miệng và họng gà như các phương pháp kể trên cần cho gà uống kết hợp thêm kháng sinh, thuốc đặc trị hôi miệng và nấm họng ở gà. Nystatin, Fungicidin, Candicidin…là một số loại thuốc đặc trị đang được bày bán phổ biến tại các quầy thuốc thú y. Các bạn có thể tìm hiểu và tham khảo ý kiến của cán bộ thú y để lựa chọn loại thuốc phù hợp nhất cho gà của mình. Để quá trình điều trị có hiệu quả nhanh hơn hãy cho gà bổ sung thêm vitamin và chất điện giải. Giúp tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị cũng như hồi phục sau này của gà.
    Hình ảnh gà trước và sau khi được điều trị

Một số vấn đề cần lưu ý khi chữa hôi miệng cho gà

Gà bị hôi miệng do nấm gây ra là một bệnh lý nguy hiểm tuy nhiên cách chữa cũng không phức tạp như nhiều người nghĩ. Nên lưu ý một số điểm sau để việc điều trị thu được kết quả tốt nhất.

  • Bổ sinh dinh dưỡng trong quá trình trong và sau khi bị bệnh. Hạn chế cho ăn các thức ăn cứng có thể làm trầy thêm các vết loét. Thức ăn cần được nấu chín và đảm bảo vệ sinh.
  • Vệ sinh chuồng trại và phun khử khuẩn. Đồ đựng thức ăn, nước uống phải được thay rửa thường xuyên.
  • Cho gà uống thuốc cũng cần phải lưu ý pha với lượng vừa đủ, uống hết 1 lần không nên để lưu cữu.
  • Tắm rửa sạch sẽ cho gà để loại bỏ vi khuẩn ký sinh trên da và lông gà.
  • Thường xuyên theo dõi và kiểm tra sức khỏe của cả đàn gà. Nếu thấy dấu hiệu lạ phải báo ngay cho cán bộ thú y được biết.

Với những thông tin mà chúng tôi cung cấp ở trên hy vọng các bạn đã có thêm những kiến thức hữu ích trong việc phòng và điều trị bệnh hôi miệng ở gà. Chúc các bạn chăn nuôi tốt và luôn có những chiến kê khỏe mạnh, sung sức nhất.

Rate this post

Leave a Reply