Cách Trị Gà Bị Tím Mồng Chính Xác Và Hiệu Quả Nhất

Gà bị tím mồng có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau. Muốn tìm ra được cách trị gà bị tím mồng chính xác và hiệu quả nhất thì việc đầu tiên anh em phải xác định được đúng nguyên nhân. Dựa trên những nguyên nhân đó mới tìm ra được hướng điều trị phù hợp. Trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giúp anh em giải quyết những khó khăn và lúng túng khi thấy chiến kê của mình bị tím mùng. Hãy cùng theo dõi và tham khảo cách điều trị nhé. 

Tìm hiểu về hiện tượng gà bị tím mồng

Nhiều anh em vẫn nghĩ rằng gà bị tím mồng là do va đập vào đâu đó nên để lại những vết tím trên về mặt. Đó là do anh em chưa thực sự hiểu bản chất của vấn đề này.

Hiện tượng gà bị tím mồng lây lan rất nhanh và gây ra hậu quả là gà chết hàng loạt nếu không phát hiện, ngăn chặn và điều trị kịp thời. Khi thấy gà xuất hiện các vết tím từ mờ đến đen đậm nhiều người ban đầu chỉ cho rằng do va chạm. Cũng có một số nghĩ đây là biểu hiện của bệnh đầu đen. Nhưng thực tế nó là biểu hiện của rất nhiều bệnh truyền nhiễm khác. Mỗi một bệnh sẽ ngoài xuất hiện vết tím trên mào sẽ đi kèm với những dấu hiệu khác nhau. Để điều trị bệnh tốt nhất, những người làm chăn nuôi cần kịp thời liên hệ với cán bộ thú y để được hỗ trợ kịp thời.

Gà bị tím mồng là biểu hiện của một số bệnh lý liên quan

Nguyên nhân và cách trị gà bị tím mồng

Hiện tượng gà bị tím mồng nếu không điều trị kịp thời sẽ gây ra thiệt hại rất lớn về mặt kinh tế. Đặc biệt là với những hộ chăn nuôi trên quy mô lớn vì tốc độ lây lan khá nhanh. Cơ bản nhất là phải tìm ra được đúng nguyên nhân mới xác định được đúng hướng điều trị. Dưới đây là những nguyên nhân cụ thể: 

Gà bị mắc bệnh tụ huyết trùng

  1. Nguyên nhân: Bệnh do vi khuẩn Pasteurella gây ra. Thời gian bùng dịch thường vào thời điểm cuối hè sang thu hoặc mùa đông.
  2. Biểu hiện: Mào gà xuất hiện nhiều vết thâm thậm chí tím đen, da cũng tím tái, nhợt nhạt. Chảy nhiều nước mắt. mắt sung to cùng với hiện tượng chảy nhiều nước mũi. Gà đi ngoài phân lỏng, có chất nhầy, phân màu xanh trắng. Gà chết hàng loạt do bị ngạt thở.
  3. Cách điều trị: Cho gà sử dụng kháng sinh Gentamox và hết hợp với Gluco KC thảo dược để hạ sốt, tiêu viêm tăng cường đề kháng. Liều dùng từ 3 đến 5 ngày. 

Gà mắc bệnh đầu đen

  1. Nguyên nhân: Bệnh đầu đen ở gà là do ký sinh trùng đa bào Histomonas Meleagridis gây ra. Thường xảy ra ở gà từ 2 đến 4 tuần tuổi.
  2. Biểu hiện: Gà ủ rũ, mệt mỏi, xã cánh, xù lông. Sốt cao, trên mào xuất hiện nhiều vết thâm tím, mắt trũng sâu, xanh tím và lan đến da trên đầu. Gà đứng túm tụm vào nhau ở những chỗ có năng. Phân sáp vàng, sáp đen. 
  3. Cách điều trị: Nếu gà bị tím mào do bệnh đầu đen thì cách chữa trị thì không khó để điều trị. Không cần sử dụng đến thuốc kháng sinh, bạn có thể sử dụng kết hợp thuốc Sul-depot: 2ml, Sul-depot: 2ml, T cúm gia súc: 1 gói, Super Vitamin: 1 gói. Tất cả đều là dạng bột hòa tan với 1 lít nước cho gà uống liên tục trong 4 đến 5 ngày. 

Lưu ý: Pha và uống hết trong ngày, không phải pha 1 lần uống trong 4 – 5 ngày. Tốt nhất là nên đến các cơ sở thú ý để được tư vấn và hỗ trợ.

Gà bị mắc bệnh tụ huyết trùng

Gà bị cúm

  1. Nguyên nhân: Do gà bị nhiễm virus ARN thuộc tuýp A gây ra. Bệnh có thể xảy ra quanh năm nhưng bùng phát mạnh mẽ nhất là vào mùa đông.
  2. Biểu hiện: Gà chết hàng loạt không rõ nguyên nhân, mào tím, da chân cũng có các vết xuất huyết, đi không vững, xuất hiện hiện tượng co giật, sốt cao lờ đờ, chán ăn.
  3. Cách điều trị: không nên tự điều trị cúm gia cầm tại nhà. Đây là một dịch bệnh nguy hiểm có khả năng lây lan nhanh. Vì vậy ngay sau khi phát hiện những dấu hiệu của cúm gia cầm trên đàn gà, chủ các cơ sở chăn nuôi phải báo ngay cho cán bộ y tế được biết. Để tiến hành công tác điều trị, dập dịch và tiêu hủy gà chết, tránh bùng dịch.

Một số nguyên nhân khác

Hiện tượng mồng tím xuất hiện trên gà còn là biểu hiện của một số bệnh khác như: Gà bị nhiễm ký sinh trùng đường máu, gà bị mắc bệnh trùng cầu hoặc gà bị thiếu chất dinh dưỡng. Với việc gà nhiễm các loại virus gây bệnh truyền nhiễm thì cần phải đến các cơ sở y tế để nghe tư vấn về cách điều trị, sử dụng thuốc cũng như thực hiện công tác kiểm soát dịch. Với gà bị thiếu chất dinh dưỡng thì các chủ kê cần cân đối lại chế độ ăn uống và bổ sung các loại vitamin thiết yếu cho gà.

Cách phòng bệnh cho gà hiệu quả

Để tránh cho gà bị nhiễm các loại virus gây bệnh truyền nhiễm dẫn đến gà chết hàng loạt, người chăn nuôi cần nắm được các phương pháp phòng bệnh sau:

  • Thực hiện vệ sinh chuồng trại thường xuyên. Đảm bảo các dụng cụ ăn uống cũng được sạch sẽ.
  • Chuồng gà khô thoáng, không có nước tù đọng. Ấm áp vào mùa đông, thoáng mát vào mùa hè.
  • Cho gà ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, cung cấp đủ nước và cho gà bổ sung thêm chất điện giải.
  • Không nuôi nhốt gà chung với các loại gia cầm khác rất dễ gây nên hiện tượng lây nhiễm chéo.
  • Thường xuyên theo dõi sức khỏe của gà nếu thấy các biểu hiện lạ cần tìm ra nguyên nhân và điều trị càng sớm càng tốt.
  • Cho gà tiêm đầy đủ vacxin theo đúng quy định.
  • Thực hiện sát trùng chuồng bằng chất khử khuẩn hoặc vôi bột 2 tuần/lần.
  • Cho gà bổ sung thêm các loại vitamin, thuốc giải độc để năng cao sức đề kháng.
Gà bị nhiễm ký sinh trùng đường máu

Hy vọng với những thông tin được Goal123v cung cấp, anh em đã có thêm kiến thức để việc chăm sóc và nuôi dưỡng chiến kê của mình được tốt hơn. Chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật những kiến thức mới về gà đá để hướng dẫn anh em trong các bài viết tiếp theo. Đừng quên tiếp tục theo dõi và ủng hộ chúng tôi nhé. 

Rate this post

Leave a Reply