Cách Chữa Kén Lườn Cho Gà Chọi Học Hỏi Từ Sư Kê Có Kinh Nghiệm

Kén là hiện tượng hay gặp ở gà đá, đặc biệt là kén lườn. Vì vậy khi tham gia vào bộ môn này anh em ai cũng cần trang bị cho mình kiến thức về cách chữa kén lườn cho gà chọi. Chữa sao cho gà nhanh lành, hiệu quả và hạn chế được tình trạng kén mọc trở lại. Nếu ai chưa biết cách chữa kén lườn cho gà chọi thì hãy dành ra 2 phút để theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi. Sẽ có đầy đủ những kiến thức hữu ích nhất được tổng hợp từ những sư kê có kinh nghiệm.

Cách nhận biết gà bị kén lườn

Kén là tình trạng gà bị nổi các u cục ở dưới da. Ban đầu phần kén này khá mềm nhưng sau một thời gian nó sẽ cô cứng lại thành cục trông rất mất thẩm mỹ và ảnh hưởng đến nhiều mặt khác của gà. Kén có thể xuất hiện ở nhiều nơi như: Đầu, mép, cổ, diều, lườn…Trong đó kén lườn được cho là khó chữa và lâu lành nhất.

Tương tự như gà bị các loại kén khác, gà bị kén lườn là khi xuất hiện những u cục dưới da ở phần lườn nơi thường xuyên cọ sát xuống mặt đất. Phần u này thường nằm ở chính giữa lườn. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể làm cho gà gặp nguy hiểm. Chẳng hạn như trong quá trình thi đấu nếu không may bị đối thủ tấn công vào phần kén gà sẽ bị đau, viêm nhiễm dẫn đến hoại tử, hỏng gà. 

Gà bị kén là hiện tượng nổi u cục ở dưới da

Kén lườn có 2 dạng một là u cục bã đậu, 2 là u cục phòng to do ứ nước. Không chỉ có khu vực có kén sưng lên mà toàn bộ phần lườn của gà cũng bị phồng to. Nếu phát hiện gà bị kén lườn anh em cần phải tìm hiểu nguyên nhân sau đó mới đưa ra được hướng điều trị đúng và hiệu quả nhất. Đồng thời biết được cách để phòng tránh để hiện tượng này không lặp lại.

Tìm hiểu nguyên nhân gà bị kén lườn

Điều kiện tiên quyết để đảm bảo quá trình điều trị kén lườn cho gà đạt được hiệu quả cao nhất là phải xác định được đúng nguyên nhân gà bị kén. Dưới đây là những nguyên nhân cụ thể:

  • Trong khi thi đấu gà bị chấn thương ngoài da. Ban đầu chỉ là những vết xước nhỏ. Nhưng do gà không được lau rửa vệ sinh, sát khuẩn cẩn thận vi khuẩn, bụi bẩn trên da sẽ xâm nhập vào vết thương tích tụ trong đó và tạo thành kén.
  • Phần lườn là phần cọ xát xuống đất nhiều nhất khi gà nằm. Nên nếu chuồng gà bẩn, lâu ngày không được dọn dẹp vi khuẩn có nhiều trên sàn nhà sẽ ký sinh trên da gà gây nên những ổ kén.
  • Một nguyên nhân khác tuy hiếm gặp nhưng anh em cũng cần lưu ý để phòng tránh đó là tình trạng gà được bổ sung dinh dưỡng không cân bằng, thừa chất nọ nhưng lại thiếu chất kia cũng làm u cục nổi dưới da. Hoặc tình trạng gà bị thừa cân, ít vận động, mỡ và nước tích tụ lại tạo thành u, cục.
    Gà bị kén do nhiều nguyên nhân khác nhau

Cách chữa kén lườn cho gà chọi

Mổ lấy kén hay điều trị bằng thuốc là 2 phương pháp được các sư kê sử dụng phổ biến nhất. Tuy nhiên mỗi loại đều có ưu và nhược điểm riêng. Anh em có thể tham khảo cách thực hiện chi tiết của cả 2 phương pháp trên để lựa chọn phương án cho riêng mình.

Cách mổ lấy kén lườn cho gà chọi

Mổ lấy kén cho gà chọi có ưu điểm lớn nhất là có thể chữa khỏi dứt điểm cho gà và cũng không tốn kém. Nhưng sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ nếu như người thực hiện còn non tay. Do đó, chúng tôi khuyến cáo anh em mới vào nghề không nên tự thực hiện mổ lấy kén cho gà.

Anh em lưu ý không nên mổ lấy kén quá sớm, phải để kén thu gọn lại thành một cục cứng có thể di chuyển được mới mổ. Lúc đó mới có thể lấy hết sạch chân kén và dịch mủ.

Chuẩn bị:

Các dụng cụ: Dao mổ, nhíp, kim tiêm, bông gạc, thuốc sát trùng, thuốc tê. Tất cả các dụng cụ phải được sát trùng trước khi thực hiện mổ lấy kén.

Thực hiện:

Cần có 2 người cùng làm, một người giữ gà để gà không giãy giụa. một người tiến hành mổ.

  • Xác định đúng vị trí có kén sau đó làm sạch lông quanh khu vực đó với bán kính khoảng 2cm. Để tiện cho việc sát trùng và mổ.
  • Nếu kén to thì nên dùng thuốc tê để giảm đau cho gà. Gà đau quá sẽ giãy đạp, thao tác mổ sẽ không được chuẩn xác.
  • Dùng dao rạch dứt khoát 1 đường vừa đủ để lấy kén. Dùng ngón cái và ngón trỏ kẹp chặt kén để chân kén đùn hết lên. Day nhẹ xung quanh khu vực có kén để lấy hết sạch dịch mủ. Dùng bông y tế lau dịch chảy ra, không được để dịch đọng trên da gà.
  • Với vết rách nhỏ thì không cần khâu, chỉ cần sát trùng rồi băng lại là được. Nếu vết rạch dài thì phải khâu để quá trình gà vận động miệng vết thương không bị toác ra. 

Thay băng hàng ngày để đảm bảo vệ sinh. Có thể cho gà uống kháng sinh và Alpha Choay để hỗ trợ vết thương nhanh bình phục hơn.

Điều trị kén lườn ở gà chọi bằng thuốc

Anh em có thể lựa chọn một trong 2 loại thuốc chữa kén cho gà là thuốc tiêm hoặc thuốc uống. Phương pháp này tốn kém hơn mổ kén, thời gian điều trị kéo dài, tốc độ bình phục chậm. Nhưng có thể đảm bảo an toàn cho gà, với những anh em còn non tay thì nên sử dụng biện pháp này để điều trị kén cho gà.

Thuốc tiêm sẽ có tác dụng nhanh hơn thuốc uống, có khả năng điều trị tất cả các loại kén. Lưu ý tiêm đúng liều lượng quy định in trên bao bì hoặc tham khảo ý kiến của cán bộ thú y.

Thuốc tiêu kén của Thái Lan

Thuốc uống chủ yếu là các dòng thuốc đến từ Thái Lan. Tác dụng chính là tiêu viêm, tiêu sưng và dần làm tiêu kén. Cho gà dùng thuốc uống thì thời gian điều trị kéo dài nhưng cách thực hiện là đơn giản nhất.

Hướng dẫn chăm sóc gà bị kén lườn

Anh em muốn gà bình phục nhanh ngoài việc chọn đúng phương pháp điều trị thì còn cần áp dụng chế độ chăm sóc tốt nhất cho gà trong giai đoạn này.

  • Cho gà ăn uống đủ chất, bổ sung rau xanh và các thực phẩm giàu sắt bổ máu, tăng cường sức khỏe cho gà. Thực phẩm tốt cho gà trong giai đoạn này có thể kể đến: Thóc mầm, giun, lươn, trạch, thịt bò, cà chua…
  • Cho gà nghỉ ngơi ít nhất 1 tuần, khi kén đã tiêu hoặc nếu mổ thì vết mổ ăn da non mới cho luyện tập nhẹ nhàng trở lại.
  • Thay băng hàng ngày sau mổ để đảm bảo vệ sinh và tiệt trùng.
  • Vệ sinh sạch sẽ chuồng trại. Chuồng trại bẩn cũng là 1 trong những nguyên nhân dẫn đến gà bị kén lườn. Sau khi mổ kén lườn cho gà nếu có thể hãy chuẩn bị cho gà 1 nơi ở mới đảm bảo sạch sẽ, loại bỏ vi khuẩn có khả năng tấn công làm nhiễm trùng vết thương của gà.

Trên đây là cách chữa kén lườn cho gà chọi phổ biến nhất đã được chúng tôi học hỏi từ những sư kê giàu kinh nghiệm. Không chỉ với kén lườn, phương pháp này còn có thể áp dụng với nhiều loại kén khác. Hy vọng anh em có thể vận dụng tốt, giúp cho chiến kê của mình nhanh bình phục và lấy lại phong độ. 

Rate this post

Leave a Reply